Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý HĐGD của GV, tác giảđã tiến hành khảo sát thông qua phiếu hỏi về mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL về tầm quan trọng các nội dung quản lý HĐGD của GV
TT Nội dung quản lý HĐDH
Mức độ nhận thức Rất QT (3đ) Quan trọng (2đ) Ít QT (1đ) Điểm TB 1
Tổ chức phê duyệt kế hoạch giảng dạy, quản lý việc thực hiện kế hoạch của từng GV
7 3 0 2,7
2 Quản lý việc thực hiện chương trình,
kế hoạch dạy học của GV 3 7 0 2,3
3 Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn, nề nếp dạy học
Quản lý soạn bài, chuẩn bị
lên lớp của GV 4 6 0 2,4
Quản lý giờ lên lớp của GV Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm. Đánh giá xếp loại GV theo chuẩn.
2 8 0 2,2
Quản lý hồ sơ giảng dạy
của GV 2 8 0 2,2
Quản lý quá trình tổ chức lớp và công tác chủ nhiệm của GV
2 8 0 2,2
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng các nội dung quản lý HĐGD
TT Nội dung quản lý HĐDH
Mức độ nhận thức Rất QT (3đ) Quan trọng (2đ) Ít QT (1đ) Điểm TB 1
Tổ chức phê duyệt kế hoạch giảng dạy, quản lý việc thực hiện kế hoạch của từng GV
8 12 0 2,4
2 Quản lý việc thực hiện nội dung, chương
trình đào tạo của GV 5 15 0 2,3
3 Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn, nề nếp dạy học
Quản lý soạn bài, chuẩn bị
lên lớp của GV 15 5 1,8
Quản lý giờ lên lớp của GV Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm. Đánh giá xếp loại GV theo chuẩn
3 13 4 2,0
Quản lý hồ sơ giảng dạy của
GV 16 4 1,8
Quản lý quá trình tổ chức lớp và công tác chủ nhiệm của GV
3 15 2 2,1
4 Quản lý việc đổi mới PPDH 5 15 2,3
Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 và bảng 2.5 cho thấy: Các CBQL và GV đã nhận thức và đánh giá cao về tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐDH, đặc biệt là họ đánh giá cao tầm quan trọng của nội dung lập kế hoach, quản lý thực hiện nội dung chương trình và quản lý đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng nhóm các biện pháp quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn,
qua kết quả điều tra ta nhận thấy nhận thức giữa CBQL và GV có sự khác nhau. CBQL thì cho là rất quan trọng nhưng GV thì đánh giá ít quan trọng. Có thể do các nguyên nhân sau:
- Tâm lý GV không thích bị quản lý chặt chẽ.
- Tại nhà trường, nội dung quản lý này nhiều năm qua đã thực hiện tốt, GV đã có tinh thần tự giác thực hiện đầy đủ qui chế chuyên môn và nề nếp dạy học.
Nhưng theo nhận định của tác giả thì các biện pháp này rất quan trọng để duy trì nề nếp dạy học, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát (CBQL và GV) mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD của GV
TT Nội dung quản lý HĐDH
Mức độ thực hiện Tốt (3đ) TB (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB
1 Quản lý việc lập kế hoạch dạy học của GV 13 14 3 2,3
2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy của GV
18 10 2 2,5 3 Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn, nề nếp dạy học
Quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV
17 8 5 2,4
Quản lý giờ lên lớp của GV 22 8 0 2,7
Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm, đánh giá xếp loại GV theo chuẩn
16 7 7 2,3
Quản lý hồ sơ giảng dạy của GV 17 8 5 2,4 Quản lý quá trình tổ chức lớp và công tác chủ nhiệm của GV 12 6 12 2,0
Do nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của quản lý HĐDH nên lãnh đạo nhà trường đã chú trọng thực hiện các nội dung quản lý trên và tập trung chỉ đạo, kiểm tra.
Các nội dung quản lý HĐDH hầu hết đều được đánh giá ở mức độ khá và tốt. Riêng nội dung quản lý đổi mới PPDH ở phần nhận thức đều được CBQL và GV đánh giá là quan trọng nhất nhưng mức độ thực hiện còn thấp nhất.
Về quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp CBQL đã coi trọng những qui định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV; qui định rõ việc sử dụng các phương tiện và TBDH, ứng dụng CNTT, sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo... BGH nhà trường đã thường xuyên quán triệt GV lên lớp phải chuẩn bị chu đáo, nhất là soạn giáo án, thiết kế bài dạy nghiêm túc, khoa học phù hợp với từng đối tượng LHS. Nhà trường cũng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, nhóm trưởng tổ chức “nghiên cứu bài học” trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để chia sẻ, thống nhất trong tổ bộ môn. Mỗi học kỳ đều có kiểm tra toàn bộ hồ sơ giáo án của GV, đưa kết quả kiểm tra hồ sơ vào xếp loại thi đua hàng năm. Biện pháp này có tác dụng làm cho GV luôn có ý thức soạn giáo án mới, bổ sung giáo án cũ sao cho năm sau tốt hơn năm trước và tích cực khai thác, sử dụng thiết bị dạy học. Theo đánh giá của chúng tôi, mặc dù GV đã được dự một số lớp tập huấn về thiết kế bài dạy, soạn giáo án theo xu hướng dạy học tích cực nhưng việc soạn bài của GV vẫn chưa có sự đổi mới đột phá.
Quản lý giờ dạy trên lớp của GV đã được đánh giá tốt. Dưới sự chỉ đạo của BGH, phòng Đào tạo, các tổ trưởng đã phân công chuyên môn cho GV phù hợp với năng lực sở trường, làm cho GV có tâm lý thoải mái, tâm huyết với nhiệm vụ giảng dạy của mình. Phòng Đào tạo căn cứ vào phân công chuyên môn xếp thời khóa biểu chung toàn trường vừa khoa học vừa mang tính sư phạm. Mọi GV thực hiện hoạt động dạy học phải đảm bảo tiến độ
không được cắt xén chương trình, đảm bảo thời gian tổ chức dạy học mỗi tiết 45 phút. Việc theo dõi kiểm tra lịch trình và sự chấp hành của GV chặt chẽ và thông báo công khai kết quả kiểm tra nên rất hiếm khi có GV bỏ giờ hoặc ra sớm vào muộn.
Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm thực hiện tốt đã thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”, khuyến khích GV tham gia thi GV dạy giỏi các cấp. Nhà trường đã xây dựng qui định số giờ tối thiểu mà mỗi GV cần dạy cho đồng nghiệp dự và số giờ tối thiểu mỗi GV phải dự của đồng nghiệp để GV chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Các tiết dạy điển hình theo hướng tích cực hóa hoạt động HS hay tiết dạy ứng dụng CNTT hiệu quả đều được tổ chức dạy mẫu cho toàn trường. Quản lý công tác đánh giá xếp loại giáo viên theo đúng qui định, qui trình các bước đều thực hiện dân chủ, khách quan giúp cho GV nhìn ra các hạn chế để khắc phục, tuyên dương khen thưởng những GV tích cực, sáng tạo có thành tích trong công tác giảng dạy.
Quản lý hồ sơ chuyên môn của các GV là phương tiện giúp người quản lý nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các giáo viên đồng thời hồ sơ chuyên môn của các giáo viên là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ.
Nhà trường đã qui định những tài liệu cần phải có trong hồ sơ chuyên môn của mỗi GV gồm:
- Chương trình môn học được phân công giảng dạy; - Kế hoạch giảng dạy môn học;
- Tập bài soạn; - Sổ dự giờ;
- Nội dung sinh hoạt Tổ Bộ môn;
- Hồ sơ nghiên cứu khoa học (bao gồm: Đăng ký đề tài, đề cương nghiên cứu, tư liệu và kết quả nghiên cứu).
- Hồ sơ tự học, tự nghiên cứu.
Công tác quản lý hồ sơ dạy học của GV đã đươc CBQL qui định rõ ràng, kiểm tra thường xuyên, đưa vào đánh giá thi đua. GV đã nghiêm túc thực hiện các qui định. Nhưng công việc này đôi khi cũng còn máy móc nên GV bị áp lực, lo lắng cho việc kiểm tra hồ sơ hơn là việc chuẩn bị cho lên lớp dạy học, dẫn đến có một số bộ hồ sơ về hình thức rất đẹp, sạch sẽ nhưng nội dung sơ sài, không phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy của GV.
Để đổi mới PPDH, nhà trường đã có nhiều biện pháp như nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPDH, bồi dưỡng nâng cao năng lực phương pháp cho GV, tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới PPDH, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học, tổ chức thao giảng về đổi mới PPDH... Một thực tế không thể phủ nhận là những biện pháp trên đều rất tốt, thể hiện sự trăn trở cố gắng với phong trào đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là việc thực thi các các biện pháp trên chưa thực sự tốt.