Phân tích thị trờng mới và thị trờng truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội (Trang 61)

I. Khái quát chung về công ty XNK tạp phẩm

2. Phân tích chi tiết thị trờng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất nhập khẩu

2.4 Phân tích thị trờng mới và thị trờng truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty

nghệ của Công ty.

Từ phơng châm càng thêm khách hàng truyền thống càng thêm sức mạnh, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để tạo dựng các mối quan hệ lâu dài trong toàn công ty nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.

Trong 4 năm gần đây, công ty đã xuất hàng thủ công mỹ nghệ sang 12 nớc khác nhau và duy trì quan hệ lâu dài với 5 thị trờng : Nhật, Hàn Quốc, Séc, Hunggari và Chi Lê. Hàng xuất sang khu vực thị trờng quen thuộc này chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 1996, chiếm 98,2%, hai năm 1997, 1998 lần lợt chiếm 97% và 93,6%. Những con số này cho thấy xuất khẩu của công ty chủ yếu là vào các thị trờng truyền thống và dờng nh tình hình xuất khẩu vào khu vực này không biến động nhiều. Nhng thực ra, nhìn vào giá trị xuất khẩu tuyệt đối, ta mới thấy đợc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không ổn định ở tất cả các thị trờng.

Trong khi xuất khẩu sang Chi Lê, Hàn Quốc giảm dần dù vẫn chiếm tỷ trọng cao thì các thị trờng Nhật, Séc, Hunggari năm tăng, năm giảm. Năm 1996, công ty chỉ xuất sang Séc 7195 USD, còn năm 1997 không xuất đợc một lô hàng nào. Tình hình xuất trong năm 1998 lại khả quan,tỷ trọng xuất của thị trờng này chiếm tới 18,7% giá trị với trị giá 109 nghìn USD, chỉ đứng sau Chi Lê và Hàn Quốc nhng lại giảm xuống chỉ còn 29 nghìn USD trong năm 1999.

Thực tế cho thấy có sự bất ổn ngay cả ở những thị trờng có quan hệ lâu năm với Công ty. Sự bất ổn đó phần nhiều do các yếu tố khách quan tác động tới tình hình kinh tế của nớc nhập và sự thay đổi quy định của Việt Nam. Tuy nhiên, phải thấy rằng khả năng xây dựng các mối quan hệ trực tiếp lâu dài với khách hàng nớc ngoài của công ty còn nhiều hạn chế, cha đề ra các giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng bất lợi nên khi có sự thay đổi của môi trờng kinh doanh, tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty bị tác động mạnh

Công ty không phát triển đợc thị trờng theo chiều sâu, xuất khẩu quá tập trung vào thị trờng truyền thống trong những năm 1996, 1997, 1998 cũng cho thấy công tác phát triển thị trờng mới cha tốt. Công ty đã xuất hàng sang Đài Loan, Anh và úc nhng giá trị còn nhỏ lại là hàng uỷ thác nên không phát triển đ- ợc 3 thị trờng này trong các năm sau. Bớc vào năm 1999, lợng hàng thủ công uỷ thác xuất khẩu của công ty đã giảm đáng kể từ 64% năm 1998 ( 357 nghìn USD ) xuống 19% năm 1999 ( 41,7 ngàn USD).Vì thế, công ty buộc phải tìm kiếm các bạn hàng mới và thiết lập các mối quan hệ trực tiếp. Thành công lớn nhất trong công tác thị trờng năm 1999 ở công ty là xuất đợc hàng mây tre với khối lợng khá lớn. Con số này ngay trong năm đầu tiên sang Nga, Aghentina tơng ứng là: 50,4 và 38,9 ngàn USD. Đây là hai thị trờng có quy mô lớn, hứa hẹn tiềm năng phát triển. Nga đã từng là thị trờng truyền thống trong thời gian trớc đây nên việc kinh doanh trên thị trờng này sẽ có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, Công ty cũng đã xuất sang Italia 2 lô hàng với trị giá 11,2 nghìn USD, là bớc khởi đầu để Công ty có thể xâm nhập vào thị trờng Tây Âu.

Trong số các thị trờng mới, Mỹ là thị trờng mà việc tăng khối lợng tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh. Cũng nh các doanh nghiệp Việt Nam khác, hàng gốm sứ của Công ty xuất sang thị trờng này chịu mức thuế rất cao từ 20 - 70% do cha đợc hởng quy chế MFN. Trong khi đó, hàng Trung Quốc có chất l- ợng cao hơn, nổi tiếng hơn và có mức thuế thấp hơn nên Công ty không thể cạnh

tranh bằng chất lợng cũng nh bằng giá. Nhng không vì thế mà Công ty bỏ qua thị trờng này, Công ty vẫn cần phải nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của ngời Mỹ để khi hiệp định thơng mại Việt - Mỹ đợc ký kết, hàng Việt Nam sẽ có thể cạnh tranh với hàng của các nớc khác và Công ty có thể phát triển ở thị trờng này.

Tình hình xuất khẩu trên các thị trờng truyền thống của Công ty hầu hết đều đang suy giảm, trong khi các thị trờng mới tuy đợc mở rộng hàng năm nhng giá trị cũng nh chủng loại còn thấp và cha thể đảm bảo chắc chắn khả năng phát triển lâu dài trong tơng lai. Cho nên, Công ty cần phải xem xét đến việc thay đổi về sản phẩm, phơng thức mua bán nhằm duy trì, khôi phục những bạn hàng truyền thống. Ngoài ra, để tránh những rủi ro do quá tập trung vào một số thị tr- ờng chủ yếu (Hàn Quốc, Chile) nh thời gian qua, Công ty cần tiếp tục mở rộng các thị trờng mới, tạo sức mạnh vững chắc trong tơng lai.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w