I. Mục tiêu:
-Biết cách vẽ tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên.
-Vẽ được tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích.
*Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, có ý thức giữ gìn môi trường, tham gia bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Tranh, ảnh phong cảnh về vườn hoa, công viên -Hình vẽ minh họa ở bảng phụ
-Bài vẽ của học sinh
2. Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III. Tiến trình *Khởi động
Lớp hát một bài
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Giới thiệu bài 1.Giới thiệu bài
-Giáo viên ghi tiêu đề bài học
-Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài 26: Vẽ tranh Đề tài Vườn hoa hoặc công viên.
2.Tìm chọn nội dung đề tài
Học sinh các nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:
-Hình vẽ gì?
-Trong ảnh chụp hoa gì, có đẹp không? -Trong công viên có những hình ảnh nào? -Người ta trồng hoa để làm gì?
-Người ta xây dựng công viên để làm gì?
-Ngoài ra em còn biết vườn hoa, công viên nào nữa? -Ở địa phương em có vườn hoa, công viên nào không?
*Giáo viên tóm lại: Vẽ vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh.
3.Cách vẽ tranh
*Vẽ vườn hoa: Giáo viên hỏi
-Vẽ vườn hoa ta vẽ một cây hoa hay nhiều cây hoa? Vậy muốn vẽ tranh về đề tài này đẹp em lưu ý:
-Sắp xếp rồi vẽ hình ảnh hoa trước
-Vẽ thêm h́nh ảnh khác tạo cho vườn hoa thêm sinh động. (Hình a) -Vẽ màu theo ý thích.
+Màu hoa lá... vẽ trước +Màu nền vẽ sau (Hình b)
*Vẽ công viên: Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh quan sát
-Giáo viên hướng dẫn và chỉ vào hình minh họa ở bảng phụ
Giáo viên cho học sinh xem một số bài của học sinh năm trước vẽ về đề tài này.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
-Học sinh thực hành vẽ cá nhân
-Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
-Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà -Về nhà chuẩn bị bài 27( bài 1).
*ĐÁNH GIÁ
Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét
-Nội dung: Đúng với đề tài
-Hình vẽ: Sinh động, sắp xếp hợp lý -Màu sắc: Tươi sáng, hình vẽ nổi bật -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
Giáo viên nhận xét chung, lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường.
-Trong thiên nhiên có nhiều cảnh đẹp như các em vừa quan sát, để bảo vệ cho thiên nhiên ngày một tươi đẹp hơn chúng ta phải biết giữ gìn, cụ thể đối với các em phải biết chăm sóc cây, hoa…tạo ra môi trường xanh sạch đẹp.
Nhận xét rút kinh nghiệm:……… ………..
Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày giảng: Tuần 27 Bài 27: Vẽ trang trí
VẼ ĐẬM VẼ NHẠT
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
-Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.
II.Chuẩn bị
1.Đối với giáo viên
- Hình minh họa ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt - Phiếu học tập
- Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III.Tiến trình *Khởi động
Lớp hát một bài
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài 1.Giới thiệu bài
-Giáo viên ghi tiêu đề bài học
-Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học. Vẽ trang trí: Vẽ đậm vẽ nhạt.
2.Quan sát nhận xét
Học sinh xem hình và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:
-Trong hình có bao nhiêu màu?
-Em có nhận xét gì về màu đen, màu đỏ trong hình vẽ?
+Cùng một màu đen, màu đỏ nhưng mức độ đậm nhạt khác nhau. -Vậy ba sắc độ chính đó là gì?
+Đậm, đậm vừa, nhạt
+Em cần biết: Có nhiều độ đậm nhạt khác nhau. Nhưng có ba sắc độ chính là: Đậm, đậm vừa, nhạt. Ba độ đậm nhạt này làm cho bài vẽ thêm sinh động.
3.Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập ở vở tập vẽ 2:
-Bài tập yêu cầu gì?
-Có mấy bông hoa,
-Các em sử dụng độ đậm nhạt nào để vẽ màu vào 3 bông hoa? -Em sẽ sử dụng bút màu hay bút chì đen để vẽ màu?
+Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình và hướng dẫn cách vẽ. -Vẽ đậm: Đưa nét mạnh và vẽ nhiều lần, nét đan dày.
-Vẽ đậm vừa: Đưa nét vừa tay, nét đan thưa. -Vẽ nhạt: Đưa nét nhẹ tay.
* Giải lao.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
-Học sinh thực hành vẽ cá nhân vào hình trong vở tập vẽ. -Chọn ra ba màu theo ý thích để vẽ hoa, lá, nhị.
-Mỗi bông hoa vẽ theo thứ tự đậm, đậm vừa, nhạt.
Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
-Về nhà tiếp tục thực hành bài tập còn lại
-Cho bố, mẹ xem bài vẽ màu đẹp của mình -Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho bài sau
*ĐÁNH GIÁ
Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét.
-Bài vẽ thể hiện đủ ba mức độ: Đậm, đậm vừa, nhạt không? -Cách vẽ màu của bạn có đúng không?
-Em thích bài nào nhất. Vì sao?
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
*Chơi trò chơi: Tìm nhanh độ đậm nhạt của màu.
Nhận xét rút kinh nghiệm:………...
Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 28 Bài 28 : Vẽ trang trí