TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

Một phần của tài liệu GIÁO án mỹ THUẬT lớp 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN (Trang 40)

*ĐÁNH GIÁ

Học sinh trưng bày sản phẩm. Giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.

-Hình dáng con vật: Sinh động, sáng tạo... -Màu sắc : Hài hòa, hình con vật nổi bật

-Theo em sản phẩm của nhóm nào đẹp nhất. Vì sao?

Giáo viên nhận xét chung.

Nhận xét rút kinh nghiệm:……….. ……….

Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 22 Bài 22 : Vẽ trang trí

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

I. Mục tiêu:

-Hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. -Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.

-Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.

II. Chuẩn bị

-Phiếu học tập cho HS

-Đồ vật có trang trí đường diềm như: Cái đĩa (có trang trí đường diềm và một cái không trang trí gì cả), áo váy, lọ hoa...

-Hình vẽ minh họa ở bộ đồ dùng dạy học. -Bài trang trí của học sinh năm trước.

2. Đối với học sinh

-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy

III. Tiến trình *Khởi động

-Lớp hát một bài

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Giới thiệu bài 1.Giới thiệu bài

-Giáo viên ghi tiêu đề bài học

-Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học 22. Vẽ trang trí. Trang trí đường diềm.

2.Quan sát nhận xét

Học sinh xem một số đường diềm và trả lời các câu hỏi sau:

-Đây là trang trí loại hình gì? +Đường diềm

-Em thường thấy đường diềm được trang trí ở đồ vật nào?

+Khăn, áo váy, chén đĩa…(Giáo viên cho học sinh xem minh họa, lọ hoa, áo váy, chén đĩa tại nhóm)

-Nêu điểm khác nhau giữa các đường diềm?

+Các đường diềm khác nhau về hình vẽ, về màu sắc

-Em xem đường diềm thứ nhất có cách sắp xếp họa tiết như thế nào? +Các họa tiết được sắp xếp xen kẽ nhau.

-Đường diềm thứ hai các họa tiết được sắp xếp như thế nào? +Họa tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại.

-Cách vẽ màu của các đường diềm như thế nào?

+Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau, màu nền khác màu họa tiết. -Em thích nhất cách trang trí nào. Vì sao?

+Giáo viên tóm lại: Trong cuộc sống người ta vận dụng cách trang trí đường diềm để trang trí các đồ vật như em đã thấy. Có nhiều cách trang trí đường diềm, mỗi cách mang vẻ đẹp riêng.

Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình ở bộ ĐDDH và hỏi:

-Nêu các bước trang trí đường diềm?

-Họa tiết dùng để trang trí đường diềm là gì? + Hình bông hoa, chiếc lá, con vật, hình tròn...

Giáo viên hướng dẫn theo từng bước để học sinh theo dõi.

-Kẻ hai đường thẳng song song, chia các khoản cách đều nhau

(Hình a trong bộ ĐDDH)

-Tiếp theo ta làm gì?

+Tìm, chọn họa tiết để vẽ vào đường diềm.(Hình b trong bộ ĐDDH) -Em sẽ chọn họa tiết gì để vẽ?

-Họa tiết giống nhau em vẽ như thế nào? +Vẽ đều nhau

-Vẽ màu vào đường diềm như thế nào?

+Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau, màu họa tiết khác với màu nền (Hình c trong bộ ĐDDH)

Lưu ý: Nên vẽ từ hai đến ba màu là vừa, tránh không cho màu lem ra khỏi hình vẽ

Giáo viên cho học sinh xem bài trang trí của học sinh năm trước.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

-Học sinh thực hành trang trí đường diềm theo ý thích, vẽ cá nhân.

-Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

-Về nhà quan sát các con vật, tìm ra hình dáng, đặc điểm khác nhau của chúng.

-Cho bố, mẹ xem bài vẽ đã trang trí ở lớp

*ĐÁNH GIÁ

Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp xem và nhận xét.

-Họa tiết: Đều, đẹp

-Vẽ màu: Tươi sáng, họa tiết nổi bật

-Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao?

Giáo viên nhận xét chung.

-Người ta vận dụng trang trí đường diềm để làm đẹp thêm cho các đồ vật, các em dùng trang trí đường diềm để trang trí các đồ vật đơn giản như nhãn vở, góc học tập…

Nhận xét rút kinh nghiệm:……….. ………

Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 23 Bài 23 : Vẽ tranh

Một phần của tài liệu GIÁO án mỹ THUẬT lớp 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN (Trang 40)