VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN

Một phần của tài liệu GIÁO án mỹ THUẬT lớp 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN (Trang 33)

(Hình Gà mái- Phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)

I. Mục tiêu:

-Hiểu thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam. -Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn.

II. Chuẩn bị

1. Đối với giáo viên

-Phiếu học tập cho HS

-Tranh dân gian Gà mái phóng to chưa vẽ màu -Bài vẽ màu của học sinh năm trước

2. Đối với học sinh

-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy

III. Tiến trình *Khởi động

Lớp hát một bài

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Giới thiệu bài: 1.Giới thiệu bài:

-Giáo viên ghi tiêu đề bài học

-Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài 18: Vẽ màu vào hình vẽ Gà mái thuộc tranh dân gian Đông Hồ.

2.Quan sát nhận xét

Học sinh quan sát tranh vẽ ở vở vẽ trang 30 và trả lời:

-Gà mẹ được vẽ ở vị trí nào trong tranh? -Các chú gà con đang làm gì?

-Đây là những bức tranh thuộc dòng tranh dân gian nào, có từ khi nào? +Tranh có từ lâu đời, cha ông ta để lại

-Tranh Gà mái nói lên điều gì?

+Giáo viên tóm lại: Đây là hình vẽ tranh dân gian Đông Hồ. Tranh Gà mái nói lên sự đầm ấm hạnh phúc của gia đình nhà gà, và đây cũng chính là ước muốn của mọi người chúng ta.

3.Cách vẽ màu

Giáo viên hỏi giúp học sinh nhớ lại màu sắc của con gà.

-Con gà thường có màu gì?

Giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu

-Vẽ màu hình gà mẹ trước: Kết hợp nhiều màu vẽ xen kẽ -Vẽ màu gà con sau: Nên vẽ màu giống nhau

-Vẽ màu nền

Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

-Học sinh thực hành cá nhân vẽ màu vào hình Gà mái ở vở tập vẽ.

-Giáo viên theo dõi các học sinh còn chậm

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Về nhà

-Em hãy cho gia đình xem bài vẽ màu và giới thiệu mọi người bức tranh “Gà mái” mà em đã được học.

-Về nhà hoàn thành bài vẽ trong vở tập vẽ -Sưu tầm tranh dân gian.

*ĐÁNH GIÁ

Học sinh trưng bày sản phẩm giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét

-Em có nhận xét gì về bài vẽ của các nhóm? -Theo em bài nhóm nào đẹp. Vì sao?

Giáo viên nhận xét chung

* Trò chơi: Vẽ nhanh

-Học sinh vẽ vào bảng con hình con gà, em nào vẽ nhanh và đúng sẽ được thưởng -Giáo viên nhận năm bài của năm học sinh nhanh nhất và tặng thưởng.

………

Ngày soan: Ngày giảng:

Tuần 19 (HKII) Bài 19 : Vẽ trang trí

MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN( BÀI 6) ( BÀI 6)

I. Mục tiêu:

-Biết thêm ba màu mới do các màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím.

-Biết cách sử dụng các màu đã học. -Vẽ được màu vào hình có sẵn.

II. Chuẩn bị

1. Đối với giáo viên

-Phiếu học tập cho HS

-Bảng màu cơ bản và ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn -Một số tranh dân gian

2. Đối với học sinh

-Vở tập vẽ -Bút chì, màu, tẩy III. Tiến trình *Khởi động -Lớp hát một bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giới thiệu bài:

-Giáo viên ghi tiêu đề bài học

-Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học: Vẽ trang trí. Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn.

2.Quan sát nhận xét

Học sinh các nhóm xem bảng màu và trả lời câu hỏi: -Nêu ba màu cơ bản?

-Ngoài ba màu này hình còn có màu gì nữa? +Da cam, màu tím, màu xanh lá cây

GV: Ba màu trên có được là do tạo từ các màu cơ bản: Màu đỏ, màu vàng, màu xanh lam

+Màu đỏ pha với màu vàng thành màu da cam +Màu đỏ pha với màu xanh lam thành màu tím

+Màu xanh lam pha với màu vàng thành màu xanh lá cây

+Giáo viên tóm lại: Trong thiên nhiên mọi vật đều có màu sắc, màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

3.Cách vẽ màu

Học sinh xem tranh Vinh hoa và trả lời:

-Tranh Vinh hoa vẽ gì?

-Các màu sắc trong tranh có đẹp không? -Quan sát kĩ hình rồi vẽ màu cho đẹp

-Có màu đậm xen kẽ màu nhạt bài vẽ mới sinh động.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

-Học sinh thực hành cá nhân vẽ màu tự do vào tranh Vinh hoa

-Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

-Về nhà em thực hành bài vẽ trong vở tập vẽ -Quan sát cái túi xách

-Sưu tầm các bài vẽ, bức tranh đẹp

*ĐÁNH GIÁ

Giáo viên thu bài của học sinh và nhận xét

-Màu sắc: Có đậm nhạt, phù hợp với tranh dân gian -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?

Giáo viên nhận xét chung

* Trò chơi: Tìm màu

-Giáo viên cho học sinh xem tranh và yêu cầu các nhóm tìm ra các màu vừa học có ở trong hình nào.

-Giáo viên theo dõi học sinh chơi trò chơi. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhóm đó thắng.

-Giáo viên tuyên dương khen thưởng học sinh

Nhận xét rút kinh nghiệm:……… ……….

Tuần 20 Bài 20 : Vẽ theo mẫu

VẼ CÁI TÚI XÁCH

I. Mục tiêu:

-Hiểu được hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách. -Học sinh biết cách vẽ cái túi xách.

-Vẽ được cái túi xách theo mẫu.

*Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh hạn chế sử dụng túi ni lông, gấp túi giấy để sử dụng.

II. Chuẩn bị

1. Đối với giáo viên

-Phiếu học tập

-Một vài cái túi xách. -Hình vẽ minh họa.

-Bài vẽ của học sinh năm trước. -Bảng phụ.

2. Đối với học sinh

-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy...

III. Tiến trình *Khởi động

Lớp hát một bài

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Giới thiệu bài: 1.Giới thiệu bài:

-Giáo viên ghi tiêu đề bài học

-Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học: Vẽ cái túi xách.

2.Quan sát nhận xét

Học sinh xem một số túi xách có hình dáng khác nhau và trả lời các câu hỏi sau:

-Các túi xách có giống nhau không?

+Giống nhau: Có thân, quai, có hoa văn trang trí

+Khác nhau: Về hình dáng, màu sắc cũng như cách trang trí -Em tả lại hình dáng, màu sắc của từng túi xách?

-Túi xách có những bộ phận nào? -Túi xách dùng để làm gì?

-Các túi xách thường làm bằng chất liệu gì?

+Giáo viên tóm lại: Túi xách dùng để đựng các đồ vật, làm tăng thêm vẻ đẹp cho

người sử dụng, túi xách có nhiều hình dáng khác nhau, mỗi kiểu mang vẻ đẹp riêng.

Muốn vẽ túi xách đẹp, đúng em cần lưu ý:

-Vẽ hình dáng chung của túi xách trước +Hình vuông, hình chữ nhật

-Vẽ các bộ phận của túi như quai, nắp túi... (Hình a)

-Nhìn mẫu hoàn chỉnh hình và trang trí theo ý thích. (Hình b) -Vẽ màu như em quan sát hoặc theo ý thích của em. (Hình c)

Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh nămtrước.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

-Học sinh thực hành vẽ cái túi xách, vẽ cá nhân.

-Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

-Quan sát các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy...

-Mang theo đất nặn.

*ĐÁNH GIÁ

Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp xem và nhận xét

-Hình vẽ: Sắp xếp cân đối, tương đối gần giống mẫu. -Màu sắc: Nổi bật, đẹp mắt

-Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?

Giáo viên nhận xét chung, kết hợp với câu hỏi:

-Túi xách được làm bằng nguyên liệu gì? +Vải, da, nhựa, giấy…

Để chung tay bảo vệ môi trường cùng với xã hội, chúng ta hạn chế sử dụng túi ni lông, hãy sử dụng túi giấy, túi vải.

Nhận xét rút kinh nghiệm:……….. ……….

Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 21 Bài 21 : Tập nặn tạo dáng

Một phần của tài liệu GIÁO án mỹ THUẬT lớp 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w