Đây là các tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời.Tranh đẹp ở bố cục lẫn màu sắc. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em xem tranh dân gian cụ thể là tranh Phú quý và Gà mái.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Xem tranh dân gian
*Tranh Phú quý: Học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi sau:
-Tranh vẽ hình ảnh gì? -Hình ảnh chính là gì?
-Hình ảnh em bé được vẽ như thế nào? +To và chính giữa tranh
+Đeo vòng cổ, vòng tay, mặc chiếc yếm thật đẹp -Ngoài hình ảnh em bé còn hình ảnh nào nữa? -Hình con vịt được vẽ như thế nào?
-Màu sắc trong tranh như thế nào?
Giáo viên tóm lại: Qua tranh Phú quý tác giả muốn nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống, mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no ấm, giàu sang phú quý.
*Tranh Gà mái: Học sinh xem tranh và thảo luận nhóm với câu hỏi:
-Tranh vẽ gì?
-Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào? -Em kể tên màu có ở trong tranh? -Tranh Gà mái nói lên điều gì?
Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận
Giáo viên tóm lại: Qua bức tranh Gà mái nói lên sự yên vui no ấm của gia đình nhà gà và đó cũng chính là mong muốn của người nông dân.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà em hãy về giới thiệu cho gia đình các bức tranh mà em đã được xem. -Sưu tầm tranh dân gian.
*ĐÁNH GIÁ
Giáo viên củng cố lại bài học qua hệ thống câu hỏi sau:
-Em vừa xem hai bức tranh gì?
-Nêu cảm nhận của hai tranh em vừa xem -Em yêu thích tranh này không. Vì sao?
+Đây là hai bức tranh đẹp. Vẻ đẹp thể hiện ở đường nét, màu sắc. Đây là tranh nổi tiếng thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ. Là học sinh các em phải biết quý trọng gìn giữ những tác phẩm dân gian.
Giáo viên nhận xét tiết học.
-Khen gợi những học sinh tích cực trong học tập -Động viên những học sinh khác cố gắng hơn
*Trò chơi:
-Giáo viên cho học sinh tổ chức trò chơi
Nhận xét rút kinh nghiệm:……… ………..
Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy:
Tuần 18 Bài 18 : Vẽ trang trí