0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đối với công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNOPTNT HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 66 -66 )

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.2.1. Đối với công tác huy động vốn

Để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi Ngân hàng phải luôn tăng cường nguồn vốn hoạt động của mình. Rõ ràng nếu Ngân hàng tăng nguồn vốn đó bằng cách tăng lượng vốn điều chuyển từ cấp trên hay vay vốn của các tổ chức tín dụng khác thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì chi phí trả lãi sẽ rất cao và việc điều động vốn không như mong muốn. Trong khi đó, vốn huy động với lãi suất thấp hơn và Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn, nếu Ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được hoạt động tín dụng, vốn hoạt động được tăng lên mà còn đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động cho Ngân hàng:

- Phát triển mở rộng hơn nữa các dịch vụ mới như: Phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước; trang bị máy rút tiền tự động ATM có cả chức năng nhận tiền gửi tự động, vì như vậy sẽ tiện lợi cho khách hàng trong việc gửi rút tiền, giảm chi phí đi lại đồng thời đây cũng là cách khắc phục hạn chế về mặt thời gian làm việc của Ngân hàng.

- Niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng là hàng đầu, điều đó giúp cho Ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả. Tạo lòng tin, sự thích thú, sự hài lòng của khách hàng khi đến Ngân hàng gửi tiền là vấn đề rất được Ngân hàng chú trọng. Một nhân viên thân thiện, hòa đồng, tận tình, cởi mở, ứng xử khéo léo sẽ tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng, từ đó có thể thu hút nhiều khách hàng mới và giữ được những khách hàng cũ. Có thể nói phong cách phục vụ và trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng khi tiếp xúc với cán bộ nhân viên, họ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải thường xuyên có lớp huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho họ có sự nâng cao kiến thức, hoàn thiện phong cách phục vụ. - Lãi suất là vấn đề quan tâm hàng đầu của các khách hàng có nhu cầu muốn gửi tiền, nên để tăng sức cạnh tranh thì Ngân hàng nên điều chỉnh lãi

53

suất huy động cho phù hợp với lãi suất chung trên đại bàn, Ngân hàng nên áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi số tiền càng lớn thì lãi suất sẽ càng cao như vậy sẽ thu hút được những món tiền gửi lớn. Bên cạnh đó, có thể cạnh tranh gián tiếp thông qua khuyến mãi, tặng quá trong các dịp lễ...

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ của Ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,…để đông đảo người dân biết về các dịch vụ ấy.

- Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ như bán các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cá nhân có mục đích, tiết kiệm an sinh giáo dục,... Đây là các hình thức huy động vốn mà Ngân hàng có thể cạnh tranh với các Công ty bảo hiểm vì thực chất các sản phẩm bảo hiểm cũng là các hình thức tiết kiệm cá nhân để khách hàng phòng ngừa rủi ro, nếu khuyến khích để khách hàng vừa tiết kiệm vừa có thể có lợi hơn bình thường thì khách hàng sẽ giao dịch với Ngân hàng.

5.2.2. Đối với nợ xấu.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ sau khi cho vay là nhiệm vụ quan trọng nhất của cán bộ tín dụng thu hồi nợ. Đối với các khoản vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ để có thể theo dõi và kịp thời phát hiện những tín hiệu bất thường của món vay.

- Có thể linh hoạt điều chỉnh chia nhỏ số tiền trả ở mỗi kỳ hạn khi khách hàng gặp khó khăn đột xuất, ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. (áp dụng đối với các khách hàng có uy tín và khách hàng truyền thống).

- Gửi giấy báo hay gọi điện trực tiếp cho khách hàng khi đến hạn trả lãi, nợ gốc một cách kịp thời, đúng hạn hay thường xuyên nhắc nhở khách hàng cố gắng trả nợ đúng hạn một cách khéo léo.

- Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp thì NH có thể kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền của các doanh nghiệp này thông qua các liên kết với các tổ chức tín dụng khác, áp dụng biện pháp thanh toán qua NH, định giá trị doanh nghiệp để kiểm soát có kết quả cao.

- Cán bộ tín dụng tham gia vào công tác thẩm định các hồ sơ vay vốn và tư cách khách hàng phải là những cán bộ tín dụng có chuyên môn giỏi, có năng lực đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập của khách hàng để tiến hành giải ngân, tránh phát sinh nợ xấu do đánh giá sai về tình hình tài chính của khách hàng. Khi khách hàng đến vay vốn, NH có thể sử dụng các quy trình tín dụng khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn như đối với khách hàng truyền thống thì quy trình sẽ được đơn giản hóa các thủ tục…. Hoặc trong hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rõ sẽ áp

54

dụng mức lãi suất phạt như thế nào khi khách hàng trả nợ không đúng hạn đối với các khách hàng mới, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Cán bộ tín dụng cần bám sát, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ quá hạn để nắm được tình hình hiện tại của khách hàng, tư vấn cho khách hàng nhằm tại cơ hội để khách hàng giải phóng vốn nhanh và tiến hành trả nợ cho NH.

- Điều đầu tiên NH nên làm khi phát hiện các khoản nợ quá hạn là tìm hiểu nguyên nhân, sau đó có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp để tác động đến khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ (ví dụ như áp dụng biện pháp khai thác khi nhận thấy nguyên nhân khiến khách hàng không trả được nợ là do hợp đồng xuất kho hàng hóa của khách hàng không xuất được do khách hàng chưa đóng đủ thuế. Trong tình huống này, NH có thể xem xét cho khách hàng vay để đóng phần thuế đó, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện hợp đồng và tình hình kinh doanh không bị gián đoạn, khả năng trả nợ cho NH sẽ cao hơn). Tuy nhiên, khi NH muốn áp dụng các biện pháp khai thác này thì cần nghiên cứu kỹ và chỉ nên áp dụng đối với các khách hàng có uy tín để tránh phát sinh thêm rủi ro.

- Trong những trường hợp khi NH xem xét thấy hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng vẫn khả thi và có hiệu quả nhưng vì một số lý do khách quan mà khách hàng không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng được; thì NH nên xem xét để có thể giãn nợ cho khách hàng song song với việc theo dõi chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Còn đối với các khoản nợ quá hạn được NH xác định là khó có khả năng thu hồi thì NH có thể phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương để tiến hành phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để có thể thu về một phần nợ.

5.2.3 . Đối với công tác cho vay.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Để tránh tình trạng đồng tiền bị tồn đọng, bên canh việc tăng cường công tác huy động vốn, Ngân hàng cần phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Quy trình cho vay là các bước cần thiết để thực hiện các khoản cho vay từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, đến phê duyệt, giải ngân, kiểm soát và thu hồi nợ được NHNo&PTNT huyện Tân Hồng quy định và phổ biến với tất cả các CBTD. Quy trình được xây dựng chặt chẽ với những điều kiện, những thủ tục cần thiết để đảm bảo

55

cho mục tiêu sinh lời và an toàn cho các khoản vay. Tuy nhiên trong quá trình xử lí, CBTD đã không thực hiện đầy đủ các thủ tục và bỏ qua một số điều kiện quy định dẫn đến sai sót gây rủi ro cho Ngân hàng. Do đó, việc thực hiện tốt quy trình tín dụng là một yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng.

- Phân tích, đánh giá chính xác thông tin về khách hàng và sàng lọc khách hàng khi cho vay. Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, cần nâng cao công tác kiểm soát trong khi cho vay để phòng ngừa rủi ro đạo đức, giúp Ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Nếu việc kiểm soát không chặt chẽ sẽ tạo ra lỗ hỏng cho người vay sử dụng sai mục đích, làm phát sinh rủi ro cho Ngân hàng.

- Mở rộng quan hệ tín dụng, tiếp tục giữ vững mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với những khách hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng. Ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi về vốn, hạn mức cho những khách hàng này. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phải thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng mới để đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững, cho vay phải có tài sản đảm bảo, chỉ lựa chọn một số khách hàng đủ điều kiện để cho vay tín chấp.

- Ngân hàng không nên tập trung những khoản tiền lớn để cho vay vào một khách hàng, hay một lĩnh vực đầu tư, mà nên đa dạng hóa các loại hình cho vay vào các lĩnh vực đầu tư. Ngân hàng cần đa dạng đối tượng vay. Ngoài đối tượng vay là nông dân và cá nhân, Ngân hàng cần thu hút thêm nhiều đối tượng vay khác cũng là thành phần quan trọng trong nền kinh tế như: doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, các đối tượng khác…

- Thực tế hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Tân Hồng chủ yếu được thực hiện bẳng phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Khách hàng đến với Ngân hàng phải lựa chọn những dịch vụ mà Ngân hàng chứ không phải đưa ra yêu cầu về phương thức tín dụng phù hợp với mình để Ngân hàng đáp ứng. Do đó khả năng đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng còn hạn chế. Thêm vào đó, việc đa dạng hóa các loại hình tín dụng còn có thể giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tăng doanh số cho vay. Vì vậy, việc đa dạng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

56

- Điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lí sao cho vừa đảm bảo được doanh số cho vay tăng lên và có lợi nhuận. Việc mở rộng và điều hành lãi suất của Ngân hàng phải đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống, từ hội sở chính đến các chi nhánh. Đồng thời Ngân hàng nên cho vay theo lãi suất thỏa thuận để tạo lợi thế trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn.

5.2.4. Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng

Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng là một công việc rất quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải ắm được một cách toàn diện về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai... bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó, đồng thời kết hợp, nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay . Việc tổ chức phân loại khách hàng theo các nội dung sau:

- Hộ có lao động, có kỹ thuật nhưng không có vốn. - Hộ có lao động, chưa có kỹ thuật, chưa có vốn.

- Hộ có nhân khẩu lao động, nhưng thiếu lao động chính nhiều người ăn theo.

- Hộ gia đình neo đơn, ốm đau, già yếu.

- Hộ có lao động nhưng lười biếng, cờ bạc, rượu chè.

Tiếp theo là xem xét cơ cấu sản xuất của từng hộ, xác định mức vốn thường xuyên thiếu và khả năng phê duyệt của ngân hàng. Vấn đề này thực hiện theo nguyên tắc: Những hộ giàu nhưng cần vốn làm lớn thì trên cơ sở tính toán hiệu quả để xem xét duyệt mức vốn cao hơn, còn những hộ nghèo thì xác định mức vốn thấp hơn.

5.2.5. Chấp hành tốt quy trình, thủ tục cho vay

Để hạn chế tối đa nợ quá hạn cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thông tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trễ để tránh gây thất thoát vốn.

Khi xét duyệt cho vay cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo ngân hàng cần cương quyết dứt khoát đối với những khoản vay không đảm bảo yếu tố cần thiết.

57

- Cho vay phải đúng quy định: hồ sơ vay vốn phải đầy đủ thủ tục giấy tờ, đầy đủ tính pháp lý, dự án sản xuất phải phù hợp với chương trình phát triển kinh tế, đảm bảo tính thực thi và có hiệu quả.

- Khi giải quyết cho vay: phải tính toán nhu cầu một cách chính xác, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng theo quyền phán quyết, thời gian cho vay, đảm bảo an toàn vốn hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của đối tượng vay vốn và khả năng tận dụng nguồn vốn tổng hợp để trả nợ.

5.2.6. Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật công nghệ

Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng không còn cách nào khác là tự thân vận động, đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải nắm bắt được tình hình biến động cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở đó so sánh với kế hoạch của huyện, dự đoán xu hướng thị trường cho các đối tượng này từ đó xác định nhu cầu vốn vay và xây dựng được dự án đầu tư có hiệu quả. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ:

- Hình thức đào tạo: Đào tạo sau đại học hay đào tạo lại thông qua hình thức tập trung hoặc hội thảo, tập huấn, thi tay nghề, khảo sát cho từng cán bộ tham , tác nghiệp để qua đó nâng cao tay nghề, bản lĩnh, kinh nghiệm trong từng công tác cụ thể cho họ, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro ở mỗi lĩnh vực.

- Nội dung đào tạo: Nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sử dụng tin học để quản lý hồ sơ, nhất là hồ sơ tín dụng, việc làm này có ý nghĩa thiết thực, giúp cho Ngân hàng quản lý và truy cập số liệu nhanh. Bên cạnh đó cần nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật, đặt biệt là các luật có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng nhằm giúp cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp không có sai phạm khách quan mang tính chất vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Ngân hàng cần phải củng cố và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp đã có với các cấp chính quyền, quan trọng là hệ thống chính quyền cơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNOPTNT HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 66 -66 )

×