Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh nhnoptnt huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 50)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.2 Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Xác định công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng, nên trong thời gian qua NHNo&PTNT Tân Hồng không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, coi nó là hoạt động sống còn của ngân hàng. Tổng doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Tân Hồng được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn giai đoạn năm 2010- 2012 Đơn vị: triệu đồng NĂM NĂM 2011 SO VỚI 2010 NĂM 2012 SO VỚI 2011 CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 306.342 387.672 388.641 81,330 26,54 969 0,25 TRUNG DÀI HẠN 21.063 27.409 29.368 6.346 30,12 (1.959) (7,15) TỔNG 327.405 415.081 418.009 87.676 26,77 2.928 0,75

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

Tình hình thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ 3 năm đều tăng. Tổng doanh số thu nợ năm 2010 đạt 327.405 triệu đồng đến năm 2011 tăng 415.081 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 87.676 triệu đồng (tương ứng tăng 26,77%). Đến năm 2012, tổng thu nợ tăng lên 418.009 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 2.928 triệu đồng (tương ứng tăng 0,75 %).

- Thu nợ ngắn hạn: Đối tượng này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, góp phần quan trọng để nâng cao doanh số thu nợ và thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 306.342 triệu đồng chiếm 93,56% trên tổng doanh số thu nợ. Năm 2011 đạt 387.672 triệu đồng chiếm 95,51%, tăng so với năm 2010 là 81.330 triệu đồng (tương ứng tăng 26,54%). Đến năm 2012, doanh số thu nợ lại tiếp tục tăng lên 388.641 triệu đồng, chiếm 96,17% tăng 969 triệu đồng (tương ứng tăng 0,25%). Doanh số thu nợ tăng do hộ sản xuất đã khắc phục được hậu quả của thiên tai, dịch bệnh và được hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng nên bà con nhanh chống lấy lại vốn, từ đó có điều kiện hoàn trả nợ cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường có thời hạn ngắn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh, khi

37

đồng vốn xoay vòng nhanh ngân hàng tiếp tục cho vay, làm doanh số cho vay tăng từ đó doanh số thu nợ không ngừng tăng theo.

- Thu nợ trung và dài hạn: chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp. Doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 21.063 triệu đồng, chiếm 3,18% tổng doanh số thu nợ. Sự hội nhập nền kinh tế thị trường làm cho việc làm ăn của hộ nông dân ngày càng khó khăn vì mới bước đầu hội nhập, còn nhiều bở ngỡ, đó cũng là nguyên nhân làm cho thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng có phần giảm sút ở năm 2011. Sang năm 2012, doanh số thu nợ tăng lên 27.409 triệu đồng (tương ứng 30,12%) so với năm 2011.

Bảng 4.8. Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

Qua bảng số liệu 4.8, ta thấy doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân tăng nhẹ. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ là 300.679 triệu đồng, tăng 1.558 triệu đồng (tương ứng tăng 0,89%) so với cùng kì năm 2012. Trong đó:

- Thu nợ ngắn hạn: đối tượng này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 tiếp tục tăng. Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 275.120 triệu đồng và cùng kì năm 2013 là 295.415 triệu đồng, tăng 20.295triệu đồng (tương ứng tăng 7,37%).

- Thu nợ trung và dài hạn: Trong 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này đạt 19.011 triệu đồng, đến cùng kì năm 2013 chỉ tiêu này giảm còn 5.264 triệu đồng, giảm 13.737 triệu đồng (tương ứng giảm 50,09%). Doanh số thu nợ ngắn và trung hạn có xu hướng giảm.

6T/2012 6T/2013 6T/2013 so với 6T/2012 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền % NGẮN HẠN 275.120 295.415 20.295 7,37

TRUNG VÀ DÀI HẠN 19.001 5.264 (13.737) (50,09)

38

Như vậy, ta có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm tăng doanh số cho vay dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ nhiệt tình và 4 phòng giao dịch ở các xã, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn của khách hàng được tăng cường chú ý nên công tác thu hồi nợ luôn được cán bộ tín dụng thực hiện triệt để.

4.2.2.2. Doanh thu nợ theo đối tượng

Doanh thu nợ theo đối tượng của NHNo&PTNT huyện Tân Hồng được trình bày trong bảng 4.9

Bảng 4.9 Doang số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo đối tượng giai đoạn năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

- Thu nợ trồng trọt: Doanh số thu nợ nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ nhưng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 229.333 triệu đồng chiếm 70,04%, năm 2011 là 294.871 triệu đồng chiếm 73,88%, tăng 65.538 triệu đồng (tương ứng tăng 28,57%) so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số này lại tăng đến là 303.373 triệu đồng, chiếm đến 71,88% trong tổng doanh số thu nợ và tăng 8.502 triệu đồng (tương ứng tăng 2,89%) so với năm 2011. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do điều chỉnh lại về giá cả vật tư nông nghiệp, đầu ra sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi… làm cho thu nhập người dân dần tăng lên. Bên cạnh đó, do các hộ sản xuất nông nghiệp đã nắm bắt được xu hướng của thị trường cùng sự đôn đốc và chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng nên hiệu quả sử dụng

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2011 SO VỚI 2010 NĂM 2012 SO VỚI 2011 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % TRỒNG TRỌT 229.333 294.871 303.373 65.538 28,57 8.502 2,89

CHĂN NUÔI 71.861 95.641 82.445 23.784 33,09 (13.196) (17,31)

HĐDV NÔNG

NGHIỆP 26.211 24.619 32.291 (18.591) (29,88) 18.671 42,81 TỔNG 327.405 415.081 418.009 87.676 26,77 2.928 0,75

39

vốn của ngân hàng được đảm bảo, việc trả nợ của khách hàng đảm bảo đúng thời hạn.

- Thu nợ chăn nuôi: Doanh số thu nợ của đối tượng này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, doanh số thu nợ trong chăn nuôi là 71.867 triệu đồng chiếm 21,95%, sang năm 2011, doanh số này tăng lên mức 95.641 triệu đồng chiếm 19,68% tổng doanh số thu nợ, tăng 23.784 triệu đồng (tương ứng tăng 33,09%) so năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ có xu hướng giảm nhẹ xuống 82.445 triệu đồng chiếm 20,46%, giảm 13.196 triệu đồng (tương ứng giảm 17,31%) so với năm 2011. Điều này chứng tỏ việc chăn nuôi của người dân ngày càng được đầu tư và phát triển

- Thu nợ hoạt động dịch vụ nông nghiệp: doanh số thu nợ đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng không cao nhưng góp phần đáng kể trong hiệu quả của công tác thu nợ. Song song với những kết quả đạt được từ sản xuất nông nghiệp, những hoạt động dịch vụ kèm theo có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2010, doanh số thu nợ đạt 26.211 triệu đồng, chiếm 19,19%, năm 2011 doanh số này giảm 24.619 triệu đồng, (tương ứng giảm 29,88%). Đến năm 2012 đạt là 32.291 triệu đồng, tăng 18.671 triệu đồng (tương ứng tăng 42,48% )so với năm 2011.

Tình hình thu nợ trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2012- 2013 cũng có nhiều biến động. Tổng doanh số thu nợ được trình bày trong bảng 4.10

Bảng 4.10. Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo đối tượng 6 tháng đầu năm 2012- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

- Thu nợ trồng trọt: Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng so cùng kì năm 2012. Doanh số thu nợ 6 tháng 2012 là 190.116 triệu đồng và cùng kì năm 2013 là 201.701 triệu đồng, tăng 11.585 triệu đồng.

6T/2012 6T/2013 6T/2013 so với 6T/2012 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền % TRỒNG TRỌT 190.116 201.701 11.585 6,09

CHĂN NUÔI 79.072 59.840 (10.232) (14,46)

HDDV NÔNG NGHIỆP 29.933 39.138 9.250 30,24

40

- Thu nợ chăn nuôi: Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ so cùng kì năm 2012. Doanh số thu nợ 6 tháng 2012 là 79.072 triệu đồng và cùng kì năm 2013 là 59.840 triệu đồng, giảm 10.233 triệu đồng (tương ứng giảm 14,36%).

- Thu nợ hoạt động dịch vụ nông nghiệp: Doanh số 6 tháng đầu năm 2012 là 29.933 triệu đồng và cùng kì năm 2013 là 39.138 triệu đồng, tăng 9.250 triệu đồng (tương ứng tăng 30,24%).

Tóm lại, tuy doanh số thu nợ của một số đối tượng có tăng dù chưa cao, nhưng nhìn chung với doanh số thu nợ và tốc độ như vậy thì cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ và chất lượng tín dụng cũng đạt nhiều hiệu quả khả quan, trong đó vai trò và sự phấn đấu hết mình của từng cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án đạt hiệu quả cao và việc thu, xử lý nợ khi đến hạn và sự trợ giúp chính quyền địa phương nên việc thu hồi nợ có diễn biến khá tốt.

4.2.3. Tình hình dư nợ

4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn

Hiện nay hệ thống ngân hàng nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và hoàn thiện, các nguồn thu từ dịch vụ và phi ngân hàng chưa phát triển thì hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu chủ lực đóng vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có tồn tại, mở rộng và phát triển hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động này. Chính vì vậy gia tăng dư nợ cho vay qua các năm luôn là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng. Tổng dư nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Tân Hồng giai đoạn 2010- 2012 được trình bày ở bảng 4.11

Qua bảng số liệu 4.11. Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp tăng trong giai đoạn 2010- 2012. Cụ thể: Năm 2010, dư nợ đạt 300.888 triệu đồng, tăng lên 299.502 triệu đồng trong năm 2011, giảm nhẹ 1.386 triệu đồng (tương ứng giảm 0,56%). Đến năm 2012, chỉ tiêu này đạt 319.950triệu đồng, tăng 20.488 triệu đồng (tương ứng tăng 6,80%) so với năm 2011. Trong đó:

- Dư nợ ngắn hạn: là đối tượng có mức dư nợ cao nhất. Ở năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 279.022 triệu đồng, chiếm 92,73%, tổng dư nợ sang năm 2011 đạt 271.258 triệu đồng, chiếm 92,04%, có sự giảm nhẹ 7.764 triệu đồng giảm 2,89% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ đạt 287.949 triệu đồng, chiếm 93.54%, tăng 16.691 triệu đồng, (tốc độ tăng trưởng là 6,53%) so với năm 2011. Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng không ổn định và có sự giảm nhẹ, nguyên nhân là do điều kiện khó khăn làm doanh số cho vay không ổn định và

41

Bảng 4.11. Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn giai đoạn năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

dẫn đến dư nợ cũng có xu hướng giảm nhẹ và năm 2011 nhưng đến năm 2012 thì đã co sự tăng trưởng trở lại. Nguyên nhân làm tổng dư nợ ngắn hạn tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, kỳ có vòng quay vốn nhanh, kỳ hạn ngắn, hơn nữa ngân hàng mở rộng cho vay mô hình kinh tế tổng hợp trong đó có đầu tư chăn nuôi, ao cá, ruộng vườn,…đã làm cho hộ sản xuất nông nghiệp đầu tư vào nhiều loại giống nông sản có giá trị kinh tế cao hơn, cải tạo những vườn cây kém hiệu quả. Từ đó làm cho doanh số vay vốn cao dẫn đến dư nợ cũng cao theo.

-Dư nợ trung và dài hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng chạm. Cụ thể năm 2010 là 26.301 triệu đồng, chiếm 6,32%, đến năm 2011, dư nợ đạt 28.244 triệu đồng, chiếm 3,90%, tăng 1.743 triệu đồng (tương ứng tăng 6,58%) so với năm 2010. Năm 2012 là 32.546 triệu đồng, chiếm 6,45%, tăng 4.302 triệu đồng (tương ứng 15,23%) so với năm 2011.

Doanh số dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012- 2013 được trình bày trong bảng 4.12.

- Dư nợ ngắn hạn: vẫn là đối tượng có mức dư nợ cao nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng có xu hướng tăng so với cùng kì 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 175.759 triệu đồng, tăng lên 296.161 triệu đồng trong cùng kì năm 2013, tương ứng tăng 120.402 triệu đồng (tương ứng tăng 68,54%). Nguyên nhân làm tổng dư nợ ngắn hạn tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, kỳ hạn ngắn, hơn nữa ngân hàng mở rộng cho vay mô hình kinh tế tổng hợp trong đó có đầu tư chăn nuôi, ao cá, ruộng vườn,…đã làm cho hộ sản xuất nông nghiệp đầu tư vào nhiều loại giống NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2011 SO VỚI 2010 NĂM 2012 SO VỚI 2011 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số

tiền % NGẮN HẠN 279.022 271.258 287.949 (7.764) (2,89) 16.691 6,53

TRUNG DÀI HẠN 26.501 28.244 32.546 1.743 6,58 4.302 15.23

42

Bảng 4.12. Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

nông sản có giá trị kinh tế cao hơn, cải tạo những vườn cây kém hiệu quả. Từ đó làm cho doanh số vay vốn cao dẫn đến dư nợ cũng cao theo.

- Dư nợ trung và dài hạn: trong 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn đạt 33.969 triệu đồng so với cùng kì năm 2012 giảm còn là 29.559 triệu đồng, giảm 4.137 triệu đồng (tương ứng giảm 12,18%). Tóm lại, tổng mức dư nợ ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2012 đều tăng chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều hơn nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đây là một khoản mục bao gồm cả nợ quá hạn, vì vậy mà ngân hàng nên tăng cường công tác quản lý các khoản cho vay cũng như đôn đốc tình hình thu nợ của cán bộ tín dụng và tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời phát hiện và xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh để hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng

4.2.3. 2. Dư nợ theo đối tượng.

Tổng dư nợ theo đối tượng của Ngân hàng giai đoạn 2010- 2012 được trình bày ở bảng 4.13.

- Dư nợ trồng trọt: chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay và tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010, dư nợ trong trồng trọt là 198.821 triệu đồng, đến năm 2011 giảm nhẹ xuống 182.559 triệu đồng, giảm 16.262 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng giảm 8,17% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ là 197.446 triệu đồng, chiếm 70,38%, tăng 14.887 triệu đồng (tương ứng tăng 8,16 %) so với năm 2011. Với đặc thù của địa phương là nông nghiệp nên dư nợ ngày càng được nâng cao. Thực hiện chủ trương của tỉnh là chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi cây trồng theo hướng hiện đại hóa nên ngân hàng đẩy

6T/2012 6T/2013 6T/2013 so với 6T/2012 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền % NGẮN HẠN 175.759 296.161 120.402 68,54

TRUNG DÀI HẠN 33.969 29.559 (4.137) (12,18)

43

Bảng 4.13. Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo đối tượng giai đoạn năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hồng)

mạnh cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp để phục vụ chăn nuôi và mua sắm trang thiết bị nông nghiệp. Chính vì vậy làm cho doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp tăng đáng kể làm mức dư nợ đối với đối tượng này lại liên tục tăng

-Dư nợ chăn nuôi: chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, dư nợ cho vay là 73.487 triệu đồng, chiếm 18,88% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ đạt 84.149 triệu đồng, chiếm 18,96%, tăng 10.662 triệu đồng (tương ứng tăng 14,51%) so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ là 88.154 triệu đồng, chiếm 18.81%, tăng 4.005 triệu đồng (tương ứng giảm 4,76%) so với năm 2011. Nguyên nhân dư nợ không ổn định và có xu hướng ngày không tăng qua các năm do thời tiết thất thường, dịch bệnh thương xuyên, kỹ thuật nuôi trồng kém hiệu quả, giá cả trên thị trường luôn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh nhnoptnt huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)