Mỗi nguồn vốn có một đặc điểm riêng của từng loại vốn cũng tác động khác nhau đến tổng nguồn vốn. Vì vậy cần đi sâu phân tích từng nguồn vốn, đặc biệt cần đi sâu phân tích nguồn vốn huy động vì đây là nguồn vốn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH và huy động vốn cũng là nghiệp vụ chủ yếu của NH. Đối với các NH, huy động vốn là hoạt động tƣơng đối khó khăn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì NH cần phải hội đủ nhiều điều kiện nhƣ cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động phù hợp, công nghệ thông tin hiện đại và chất lƣợng phục vụ cao. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay có rất nhiều NH với sự cạnh tranh gay gắt, mỗi NH đều dựa vào đặc trƣng thế mạnh của mình và áp dụng những hình thức kinh doanh riêng nhằm thu hút KH. Với lợi thế là chi nhánh của một NH có uy tín, BIDV Hậu Giang đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định trong việc huy động vốn của mình. Vốn huy động bao gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cƣ và tiền gửi của Kho bạc Nhà nƣớc. Mỗi loại tiền gửi trên đƣợc chia theo nhiều lại kỳ hạn khác nhau nhƣng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Sau đây là sơ đồ cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hậu Giang Giai đoạn từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013:
26
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hậu Giang từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn vào bảng 4.1 và biểu đồ 4.2 ta thấy tiền gửi của dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh, chiếm khoảng từ 51,06% đến 74,18%, và cao nhất là vào 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi của TCKT và KBNN chiếm tỷ trọng gần bằng nhau và chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn huy động. Nhƣ ta biết thì phần lớn tỉnh Hậu Giang còn là đất nông nghiệp, ngƣời dân chủ yếu là làm nông nên tiền gửi dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao là một điều tất yếu. Trong khoản mục tiền gửi dân cƣ thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn bởi vì mục đích chính trong việc gửi tiền của ngƣời dân là để kiếm lãi nên đa số họ gửi tiền dƣới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, điều này làm cho khoản mục tiền gửi có kỳ hạn của dân cƣ ở Chi nhánh luôn lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn rất nhiều. Ngƣợc lại với tiền gửi của dân cƣ, trong khoản mục tiền gửi của TCKT thì tiền gửi không kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng cao bởi vì phần lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào NH là để thuận tiện cho việc thanh toán nên hầu hết tiền gửi của đối tƣợng này là tiền gửi thanh toán. Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của KBNN là ổn định nhất vì phần tiền gửi này chủ yếu là để thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát hay là để chống lãng phí cho NSNN. Và khi nền kinh tế tƣơng đối ổn định thì phần tiền gửi này cũng không thay đổi nhiều.
Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh trong những năm gần đây là chƣa thực sự hợp lý, Chi nhánh đã lệ thuộc quá nhiều vào Hội sở. Điều này đƣợc minh chứng bằng việc Chi nhánh sử dụng nguồn vốn điều chuyển quá lớn trong khi đó nguồn vốn huy động (nguồn vốn mang lại lợi nhuận lớn nhất) thì lại quá thấp.
27