NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hậu giang (Trang 55)

Đối với KH truyền thống, có uy tín, NH cần tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng bằng cách tăng cƣờng công tác chăm sóc KH thông qua các chính sách ƣu đãi nhƣ cho vay với lãi suất ƣu đãi đối với hợp đồng tín dụng mới nhƣng đồng thời NH cũng tiến hành kiểm tra tín dụng đối với các hợp đồng tín dụng cũ để nâng cao chất lƣợng tín dụng và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Đối với những KH trả nợ chậm, ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân và hỗ trợ, giúp đỡ để KH có thể kịp thời thu hồi vốn và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.

Bên cạnh đó NH cần mở rộng thị phần tín dụng bán lẻvà tín dụng tiêu dùng bởi đây là nguồn tín dụng chủ yếu trên địa bàn. Chú trọng hơn là NH cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn để hạn chế bớt tín dụng ngắn

44

hạn bằng cách đầu tƣ vào các dự án trung và dài hạn. Nhu cầu vốn cho các dự án này rất lớn nên NH có thể tƣ vấn và cho vay đối với các chủ dự án đầu tƣ này. Trƣờng hợp dự án đầu tƣ có nhu cầu vốn lớn vƣợt khỏi khả năng cung ứng vốn của NH thì NH có thể tiến hành cho vay hợp vốn, phối hợp cùng các NH khác để vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của KH vừa phân tán rủi ro cho NH nhƣng đồng thời cũng thƣờng xuyên giám sát nợ vay để tránh tổn thất lớn. Để giảm dần tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, NH cần tăng cƣờng công tác kiểm soát chất lƣợng tín dụng từ lúc tiếp nhận hồ sơ cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Trong qui trình tín dụng, kết quả của giai đoạn trƣớc luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc của các giai đoạn sau. Do đó cán bộ tín dụng cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn của quy trình tín dụng và không đƣợc xem nhẹ hay bỏ qua một giai đoạn nào. Đặc biệt thông tin tín dụng không chỉ đƣợc xem xét lúc thẩm định hồ sơ vay vốn mà cần phải cập nhật thƣờng xuyên từ lúc tiếp nhận hồ sơ cho đến giai đoạn giải ngân và thu hồi nợ. Việc làm này giúp NH phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu hồi đƣợc vốn và trong trƣờng hợp KH gặp khó khăn thì NH có thể kịp thời giúp đỡ KH.

Trong cho vay đầu tƣ dự án nhất là các dự án có thời hạn dài, NH cần định kỳ thẩm định lại dự án để đảm bảo xác định giá trị thực của dự án và điều chỉnh lại hợp đồng tín dụng nếu cần thiết. Công tác thẩm định thật sự khó khăn trong trƣờng hợp đối tƣợng vay là các doanh nghiệp tƣ nhân hay các doanh nghiệp nhỏ bởi vì đa số các đối tƣợng này kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, uy tín, sự tin tƣởng lẫn nhau giữa các bạn hàng, điều này dẫn đến trình độ điều hành doanh nghiệp cũng nhƣ quản lý tài chính chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng. Do đó công tác cho vay đối với đối tƣợng KH này cần đƣợc tiến hành cẩn thận và thƣờng xuyên kiểm tra cũng nhƣ đồng hành cùng KH trong suốt thời hạn hợp đồng.

Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp là bất động sản, do tác động của các điều kiện kinh tế, thiên tai, cùng với các thay đổi bất thƣờng trong đời sống, chính trị, kinh tế và đặc biệt là dƣới tác động của yếu tố thời gian có khả năng làm thay đổi các giá trị tính toán ban đầu của tài sản thế chấp. Do đó NH cần định kỳ định giá lại các tài sản thế chấp này để tránh biến động của thị trƣờng bất động sản làm giảm giá trị tài sản thế chấp, ảnh hƣởng đến việc phát mãi tài sản trong trƣờng hợp không thu hồi đƣợc nợ. Tuy nhiên việc phát mãi tài sản chỉ là giải pháp cƣỡng chế cuối cùng của NH khi không thu đƣợc nợ vì việc phát mãi phải thông qua cơ quan pháp luật xử lý và mất rất nhiều thời gian. Thậm chí sau một thời gian dài cơ quan pháp luật lại giao tài sản

45

cho NH tự giải quyết vì không bán đƣợc, lúc này tài sản đã xuống cấp thậm chí là hƣ hỏng làm giảm giá trị thực của tài sản, buộc NH phải tốn chi phí sữa chữa nâng cấp rồi mới xử lý tiếp. Vì thế NH cần quản lý tốt các khoản tín dụng để có thể thu hồi nợ đúng hạn, điều này sẽ có hiệu quả hơn là việc phát mãi tài sản.

NH phải giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của KH do đó mỗi cán bộ tín dụng nên cố gắng trở thành ngƣời tƣ vấn tốt nhất cho doanh nghiệp trong các vấn đề về tài chính và thị trƣờng. Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng là ngƣời nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp để báo cáo, đề xuất biện pháp với cấp trên về những diễn biến xấu trong kinh doanh cũng nhƣ tài chính của KH. Vì vậy việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng là rất cần thiết. NH cần định kỳ tập huấn và kiểm tra thƣờng xuyên khả năng thẩm định, khả năng quản lý KH để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hƣớng cho vay trên cơ sở hiểu biết KH không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp. Ngoài ra cán bộ tín dụng cũng cần không ngừng nâng cao trình độ cho bản thân, không chỉ nắm bắt kiến thức chuyên môn mà cần phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin để có thể am hiểu nhiều trên nhiều lĩnh vực làm cơ sở cho việc phân tích, thẩm định tín dụng tốt hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hậu giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)