BIỆN PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hậu giang (Trang 61)

Từ hoạt động huy động vốn cho đến hoạt động cho vay công tác marketing đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm đến KH. Do đó NH cần hình thành bộ phận makerting phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể công việc của bộ phận này là thực hiện đồng bộ chiến lƣợc chăm sóc KH, từ nghiên cứu đến tiếp cận, khai thác những KH tiềm năng khác thông qua mối quan hệ của khách hàng trƣớc đó. Muốn vậy cần có những phƣơng án thích hợp nhƣ thu thập những thông tin cần thiết về KH, tổ chức lƣu trữ thông tin đó một cách có hệ thống, khoa học và tập trung để sử

50

dụng những thông tin này xây dựng nên một bức tranh đầy đủ về nhu cầu của KH trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Từ đó, NH có thể xây dựng những chiến lƣợc marketing hiệu quả, tăng cƣờng mối quan hệ gắn bó giữa NH và KH mục tiêu. Bên cạnh đó cần thể hiện sự quan tâm của NH đối với KH nhƣ tặng thiệp chúc mừng vào các ngày kỷ niệm, tặng quà vào những dịp lễ tết, sinh nhật đối với những KH có quan hệ lâu năm, có mức lãi suất ƣu đãi đối với KH thân thiết.

Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng thì vấn đề chính yếu là phải có KH và thu hút đƣợc KH. Do đó bộ phận này sẽ tiến hành nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội nói chung, mức sống của ngƣời dân nói riêng tại Tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận, đồng thời đi sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu chế xuất, thu thập các thông tin chính xác và hữu ích về các cá nhân thuộc tầng lớp có thu nhập cao và ổn định để nắm bắt đƣợc nhu cầu và khả năng tài chính cũng nhƣ nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất hoặc tiêu dùng. Từ đó, NH tiến hành liên kết với các công ty kinh doanh bất động sản, đại lý cung ứng phƣơng tiện vận tải trên địa bàn để cấp tín dụng cho KH thực sự đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn tiêu dùng. Ngoài ra bộ phận này có thể thực hiện việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của NH. Khi hoạch định chiến lƣợc, thông tin về những yếu tố bên ngoài NH trong đó đặc biệt về đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết. Với những thông tin, phân tích, đánh giá và các ý kiến đề xuất của bộ phận về đối thủ cạnh tranh này sẽ giúp cho ban điều hành của NH có đƣợc quyết định hợp lý.

51

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc xác định, đề tài đã nêu tổng quan lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo năm tiêu chí đánh giá của mô hình CAMEL. Trên cơ sở đó đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt độn kinh doanh của NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng, tác động đến hiệu quả hoạt động và đề xuất các biện pháp giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trƣờng. Các nội dung chính mà đề tài đã đạt đƣợc bao gồm:

- Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo các tiêu chí về vốn, chất lƣợng tài sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Tƣơng ứng với mỗi tiêu chí đánh giá đều có các chỉ số đo lƣờng để thể hiện rõ chất lƣợng của việc đánh giá. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành phân tích thực tế tại NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang.

+ Về vốn, quy mô nguồn vốn của Chi nhánh là tƣơng đối ổn định nhƣng Chi nhánh vẫn còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển khá nhiều. Trong khi đó nguồn vốn huy động là nguồn vốn có thể tạo ra lợi nhuận nhiều nhất thì lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ.

+ Về chất lƣợng tài sản có, Chi nhánh đã duy trì chỉ số tổng dƣ nợ trên vốn huy động quá cao trong khi đó thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh liên tục tăng. Nhƣng Chi nhánh đã rất tốt việc thu nợ và nâng cao vòng quay vốn tín dụng, điều này đƣợc thể hiện qua việc hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh luôn ở mức hợp lý.

+ Về năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên NH có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đã giúp nâng cao vị thế của NH trên thị trƣờng tiền tệ NH trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

+ Về khả năng sinh lời, Chi nhánh đã không thực hiện tốt việc nâng cao lợi nhuận của mình. Điều này đƣợc thể hiện qua việc lợi nhuận của Chi nhánh liên tục giảm qua các năm và thậm chí còn mang giá trị âm ở 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời hoạt động dịch vụ của Chi nhánh còn chƣa tốt nên phần thu nhập ngoài lãi của Chi nhánh luôn mang giá trị âm qua các năm.

+ Về khả năng thanh khoản, Chi nhánh đã thực hiện rất tốt việc quản trị thanh khoản của mình.

52

- Từ thực trạng phân tích đề tài nêu ra những điểm mạnh cũng nhƣ một số điểm còn hạn chế của ngân hàng. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cƣờng công tác huy động vốn, biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, biện pháp nâng cao năng lực quản lý, biện pháp tăng thu nhập, biện pháp kiểm soát chi phí, biện pháp nâng cao khả năng thanh khoản và một số biện pháp khác để giúp NH nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHNN và các cơ quan pháp luật

NH nhà nƣớc cần xây dựng các chính sách tiền tệ, lãi suất ổn định tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh NH nhất là trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động. Đặc biệt NH nhà nƣớc cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ không còn phù hợp với điều kiện và môi trƣờng kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói riêng và của nền kinh tế nói chung để từ đó tạo môi trƣờng hoạt động kinh doanh của NH đƣợc thuận lợi và hiệu quả. Thêm vào đó NH nhà nƣớc cần tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng nhƣ cải thiện tốc độ đƣờng truyền, thƣờng xuyên cập nhật thông tin KH không chỉ thông tin về hiện tại mà còn thu thập thông tin về lịch sử hoạt động và phƣơng hƣớng hoạt động trong tƣơng lai nhằm hỗ trợ tích cực cho NH trong việc tìm hiểu thông tin về KH một cách chính xác và nhanh chóng.

Bên cạnh đó hệ thống pháp luật cần đƣợc hoàn thiện hơn và điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động NH theo chuẩn quốc tế. Đối với các cơ quan pháp luật trên địa bàn cần sớm ban hành các quy chế mới trong việc tinh gọn các thủ tục công chứng, các giấy tờ về nhà đất nhằm giải quyết tình trạng vƣớng mắc hiện nay nhƣ thời gian đăng kí chậm, nhiều thủ tục rƣờm rà. Qua đó tạo môi trƣờng thông thoáng hơn cho KH khi vay vốn, không để ngƣời dân mất cơ hội kinh doanh vì các thủ tục. Đặc biệt đối với các thủ tục hành chính về xử lý tài sản theo theo yêu cầu phát mãi tài sản của NH cần đƣợc hoàn chỉnh hơn để không mất thời gian làm ảnh hƣởng đến giá trị tài sản và giảm bớt chi phí cho NH.

6.2.2. Đối với Hội sở chính Ngân hàng

Hội sở chính nên quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại cho NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và phòng giao dịch. Bên cạnh đó Hội sở cũng cần xem xét, điều chỉnh về mặt quy chế hoạt động để tạo tính chủ động cho các chi nhánh nắm bắt cơ hội kinh doanh.

53

Hội sở chính cần có các chính sách khuyến khích các chi nhánh NH tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho công tác huy động vốn cũng nhƣ công tác tín dụng và khen thƣởng cho chi nhánh có sản phẩm dịch vụ mang lại hiệu quả.

Hội sở cần tạo điều kiện để chi nhánh chủ động, linh hoạt hơn trong các phán quyết cấp tín dụng cho các đối tƣợng KH; tiếp nhận các ý kiến, đề xuất của các chi nhánh NH qua đó tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động tốt hơn.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đƣờng Lệ Dung (2009). Luận văn “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ theo mô hình CAMEL”.

2. Nguyễn Thị My, Phan Đức Dũng (2006).“Phân tích hoạt đônh doanh nghiệp” NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

3. Thái Văn Đại (2007). “Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”, tủ sách trƣờng Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). “Quản trị ngân hàng thương mại”, tủ sách trƣờng Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hậu giang (Trang 61)