6. Cấu trúc đề tài
3.2.2. Giải pháp khai thác điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử
3.2.2.1. Về quy hoạch điểm, tuyến
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bản quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030 trong đó đã có đưa ra quy hoạch về phát triển các điểm, tuyến du lịch VH-LS mang ý nghĩa quốc gia và địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện tốt những gì mả bản quy hoạch đã đề ra, cần có các giải pháp như sau.
- Tiến hành rà soát, khẩn trương triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các điểm, tuyến du lịch VH-LS trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Cần phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch và xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
- Chú ý đến tính hợp lý trong quy hoạch không gian cũng như phân bố các điểm dịch vụ của điểm, tuyến du lịch. Chú ý xây dựng cảnh quan văn hóa trên các điểm và tuyến nhằm nâng cao giá trị VH-LS.
- Để bảo đảm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường tại các điểm, tuyến du lịch, cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
3.2.2.2. Về chất lượng dịch vụ tại các điểm, tuyến
- Chú trọng nâng cao văn hóa dịch vụ ở từng điểm, tuyến du lịch. Khuyến khích nhân viên làm tốt vai trò của mình, nâng cao tính trách nhiệm, tôn trọng và quan tâm đến khách du lịch. Điều này cũng giúp xây dựng hình ảnh tốt của điểm, tuyến đến với du khách.
- Phát triển những sản phẩm dịch vụ du lịch mới tại các điểm, tuyến du lịch theo yêu cầu của thị trường du lịch, và trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Tuy nhiên bởi vì đây là các điểm, tuyến du lịch VH-LS, cho nên việc phát triển những địa điểm du lịch mới với phong cách mới cần đi theo khuynh hướng làm giàu thêm nội dung du lịch văn hóa, hỗ trợ cho du lịch văn hóa, không trùng lắp và làm mất đi hay làm biến đổi những vùng, loại hình du lịch văn hóa - lịch sử.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ tại các điểm, tuyến du lịch thường xuyên để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Thành lập, sử dụng các dịch vụ hướng đến môi trường và phát triển bền vững để bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn cũng như tự nhiên tại các điểm, tuyến du lịch.
3.2.2.3. Về cơ sở vật chất, hạ tầng tại các điểm, tuyến
- Về sở hạ tầng
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Lập danh mục các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên ở các điểm, tuyến du lịch trong quy hoạch của tỉnh đã được đề ra.
+ Đầu tư tu bổ tôn tạo các công trình văn hoá, các di tích lịch sử để phát triển du lịch văn hoá. Nâng cao quyền lợi và trách nhiệm cho các cơ quan quản lý di tích.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở lưu trú ở thành phố và các huyện đáp ứng đủ nhu cầu theo các mục tiêu định hướng phát triển du lịch.
+ Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ tại các điểm, tuyến du lịch.
3.2.2.4. Về liên kết điểm, tuyến du lịch quốc tế, quốc gia, vùng
- Việc liên kết các điểm, tuyến du lịch quốc tế, quốc gia, vùng phải được đưa vào trong quy hoạch tổng thể và chi tiết trong từng giai đoạn. Các điểm, tuyến du lịch VH-LS ở Huế có thể liên kết tốt với cụm di sản miền Trung để phát triển du lịch.
- Chú trọng phát triển các điểm, tuyến du lịch thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây để kết nối các điểm, tuyến du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế với các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
- Đối với việc liên kết các điểm tuyến địa phương, đầu tư hệ thống cơ sở phục vụ du lịch hợp lý trên từng tuyến để kết nối các điểm di di tích với nhau.
3.2.2.5. Về quảng bá, xúc tiến cho các điểm, tuyến
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá tổng thể bao gồm nhiều giai đoạn cho các điểm, tuyến.
- Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á,... là những thị trường trọng điểm khai thác du lịch VH-LS tại tỉnh.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các kênh truyền hình nước ngoài, các báo, tạp chí du lịch nước ngoài. Tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, đưa khách quốc tế đến du lịch tại điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối với thị trường du lịch trong nước, sử dụng kênh truyền thống như hệ thống đại lý du lịch, các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, tờ rơi ở các phòng chờ ga hàng không, phòng bán vé tàu, vé xe.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hình thức quảng bá, xúc tiến cho các điểm, tuyến du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử…
- Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu tiềm năng, sức hút của điểm, tuyến du lịch VH-LS ở tỉnh Thừa Thiên Huế để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.