6. Cấu trúc đề tài
2.1.4. Kinh tế-xã hội
Theo Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả về kinh tế xã hội như sau:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013
Stt Chỉ tiêu chủ yếu Ƣớc TH
năm 2013 I Kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) 7,9 Tr.đó: - Dịch vụ (%) 10,8 - Công nghiệp-Xây dựng (%) 6,5 - Nông Lâm Ngư nghiệp (%) - 0,7
2 GDP/người (USD) 1.700
3 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 540
4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng) 13.700
5 Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) 4.609
II Xã hội
6 Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1,1
7 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn (%) 6,5
8 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%) 52
9 Tạo việc làm mới (nghìn người) 16,6
III Môi trƣờng
10 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch (%) 62
11 Độ che phủ rừng (%) 57,3
12 Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom (%) 90 Với những kết quả kinh tế xã hội đã đạt được như đã nêu trên đã tạo cơ hội cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế đi du lịch ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển các cơ sở kinh tế-xã hội nổi bật như nâng cấp sân bay Phú Bài, xây dựng và nâng cấp các điểm du lịch như Lăng Cô, Bạch Mã,
Chân Mây,…, xây dựng chỉnh trang giao thông đô thị; đưa vào sử dụng các công trình dịch vụ mới như bệnh viện đa khoa Thừa Thiên Huế, bệnh viện Quốc Tế,… cũng góp phần lôi kéo thêm khách du lịch trong nước vào quốc tế đến với Huế.
Ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu trước mắt mà tỉnh đề ra là nâng cao chất lượng và đa d ạng hóa sản phẩm du lịch và khai thác. Trong năm 2014, tỉnh cũng đề ra chỉ tiêu phát triển du lịch là doanh thu du lịch tăng 16 - 18%. [17]