Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Xác định điểm, tuyến du lịch văn hóa lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Di sản văn hóa thế giới và di tích văn hóa – lịch sử

a) Di sản văn hóa thế giới

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 di sản văn hóa thể giới được tổ chức UNESCO công nhận đó là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Những di sản này là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá phục vụ cho việc phát triển du lịch ở địa phương.

b) Di tích lịch sử, văn hóa

Bảng 2.1: Các di tích VH-LS đƣợc xếp hạng tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết 6/2014 TT Đơn vị hành chính Tổng số di tích Di tích xếp hạng quốc gia Di tích cấp tỉnh Mật độ di tích (số di tích/100km2 ) Toàn tỉnh 140 85 55 2,77 1 Thành phố Huế 49 33 16 68,36 2 Thị xã Hương Thủy 15 10 5 3,27 3 Thị xã Hương Trà 12 9 3 2,31 4 Huyện Phong Điền 14 7 7 1,47 5 Huyện Quảng Điền 10 3 7 6,12 6 Huyện Phú Vang 18 9 9 6,43 7 Huyện Phú Lộc 10 6 4 1,39 8 Huyện A Lưới 10 8 2 0,82

9 Huyện Nam Đông 2 0 2 0,31

2.1.2.2. Lễ hội

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa, tuy không lâu đời như ở miền Bắc, nhưng cũng có hơn 700 năm lịch sử. Văn hóa Huế có truyền thống từ Bắc tràn vào, theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hóa Ấn Độ. Và sau này văn hóa phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn. Các lễ hội truyền thống được duy trì, phát triển cũng từ những nguồn văn hóa ấy. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 62 lễ hội được tổ chức hằng năm. (Phụ lục 1)[7]

2.1.2.3. Làng nghề thủ công truyền thống

Tỉnh Thừa Thiên Huế có khoàng 88 làng nghề truyền thống, trong đó 69 làng nghề thủ công. (Phụ lục 2) Đây là niềm tự hào của dân làng, là di sản cộng đồng được tất cả dân làng giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ. Các làng nghề truyền thống nổi bật nhất ở Huế có làng gốm Phước Tích, làng thêu thùa Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, phường đúc đồng Phường Đúc, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, làng đan tre mây ở Bao La,…

2.1.2.4. Văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, đặc điểm dân tộc học

a) Văn hóa nghệ thuật

Bên cạnh Nhã nhạc cung đình đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ nhiều dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như dòng nhạc cung đình bác học, dòng nhạc dân gian, dòng nhạc tín ngưỡng tôn giáo, cùng với nền tảng thơ văn, mỹ thuật, hội họa góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Huế xưa và nay.

b) Ẩm thực

Vì từng là kinh đô của một đất nước, nơi sống của các bậc đế vương nên ẩm thực Huế nổi tiếng cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí. Huế là một vùng đất được khai phá muộn, phần đông là dân tứ xứ

theo chúa Nguyễn vào nam lập nghiệp. Vì thế món ăn cũng phong phú, hội tụ được tinh hoa của các nơi khác, biến thành món ăn riêng của địa phương.

c) Đặc điểm dân tộc

Tính đến năm 2013, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.127.905 người (557.026 nam; 570.879 nữ). Về phân bố, có 545.429 người sinh sống ở thành thị và 582.476 người sinh sống ở vùng nông thôn. Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 607.023 người (trong đó lao động nữ 296.158 người). [4]

Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì các dân tộc: Ka Tu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Xác định điểm, tuyến du lịch văn hóa lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)