6. Cấu trúc đề tài
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu
3.1.1.1. Quan điểm
- Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
- Phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.
3.1.1.2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới. [17]
b) Mục tiêu cụ thể - Phát triển ngành
Từ năm 2015 phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương. [17]
- Văn hóa - xã hội
Phát huy truyền thống li ̣ch sử , văn hoá và cách mạng, giàu bản sắc thông qua việc bảo tồn và phát triển các ngu ồn tài nguyên du lịch nhân văn. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá. Gắn du lịch với phát triển văn hóa, để vừa cải thiện, nâng cao đời sống và dân trí vừa góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị của các điểm du lịch VH-LS.