6. Cấu trúc đề tài
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau [32]:
+ Điểm cực Bắc: 16044’30”' vĩ Bắc và 107023’48” kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
+ Điểm cực Nam: 15059’30” vĩ Bắc và 107041’52” kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
+ Điểm cực Tây: 16022’45” vĩ Bắc và 107000’56” kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
+ Điểm cực Đông: 16013’18” vĩ Bắc và 108012’57” kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Tỉnh Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Tỉnh Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km và TP Hồ Chí Minh 1.071 km. Tính đến hết năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm thành phố Huế và 6 huyện: Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền với tổng diện tích tự nhiên 5.053,990 km².
- Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa bàn đa văn hóa, vẫn còn giữ gìn được nhiều di sản văn hóa, di tích được xếp hạng quốc gia, những công trình kiến trúc độc đáo và những giá trị văn hóa phi vật thể.
- Ngày nay, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế trọng điểm niềm Trung, là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn của cả nước.
- Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tương phản và độc đáo. Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển du lịch so các tỉnh trong cả nước và quốc tế.