6. Cấu trúc đề tài
2.3.3. Kết quả xác định các tuyến du lịch văn hóa – lịch sử
2.3.3.1. Các tuyến du lịch được xác định
Trong đề tài nghiên cứu, do hạn chế thời gian và các điều kiện nên tác giả chỉ có thể xác định những tuyến du lịch VH-LS và tuyến du lịch kết hợp đặc sắc, cần được củng cố đầu tư khai thác. Các tuyến được xác định dựa vào các điểm du lịch VH-LS đã được xác định và các cơ sở thực tiễn, bao gồm:
- Tuyến nội thành thành phố Huế - Thành phố Huế - Thị xã Hương Trà - Thành phố Huế - Thị xã Hương Thủy - Thành phố Huế - Huyện Phú Lộc - Thành phố Huế - Huyện Phú Vang - Thành phố Huế - Huyện Phong Điền
- Thành phố Huế - Huyện A Lưới - Tuyến ngược dòng sông Hương
- Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (theo quốc lộ 1A)
- Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình (theo đường Hồ Chí Minh) - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - CHDCND Lào (qua cửa khẩu Lao Bảo)
2.3.3.2. Kết quả dựa trên từng tiêu chí
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch TT Tuyến du lịch Độ hấp dẫn Mức độ khai thác Độ tiện ích Số điểm Xếp loại
1 Tuyến nội thành thành phố Huế 12 8 4 24 QG 2 Thành phố Huế - Thị xã Hương Trà 9 6 4 19 QG 3 Thành phố Huế - Thị xã Hương Thủy 9 6 4 19 QG 4 Thành phố Huế - Huyện Phú Lộc 6 2 2 10 ĐP 5 Thành phố Huế - Huyện Phú Vang 9 4 4 17 ĐP
6 Thành phố Huế - Huyện Phong
Điền 9 6 3 18 ĐP
7 Thành phố Huế - Huyện A Lưới 9 6 3 18 ĐP 8 Tuyến ngược dòng sông Hương 9 6 2 17 ĐP 9
Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (theo quốc lộ 1A)
12 8 4 24 QG
10
Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình (theo đường Hồ Chí Minh)
9 8 3 20 QG
11
Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - CHDCND Lào (qua cửa khẩu Lao Bảo)
Dựa vào bảng đánh giá tổng hợp các điểm du lịch ta có thể rút ra được kết luận như sau:
- Các tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia: Tuyến nội thành thành phố Huế, hành phố Huế - Thị xã Hương Trà, Thành phố Huế - Thị xã Hương Thủy, Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (theo quốc lộ 1A), Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình (theo đường Hồ Chí Minh), Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - CHDCND Lào (qua cửa khẩu Lao Bảo).
- Các tuyến du lịch có ý nghĩa địa phương: Thành phố Huế - Huyện Phú Lộc, Thành phố Huế - Huyện Phú Vang, Thành phố Huế - Huyện Phong Điền, Thành phố Huế - Huyện A Lưới, Tuyến ngược dòng sông Hương.
Qua điều tra, khảo sát thực địa cùng với kết quả điều tra, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu xác định tuyến du lịch VH-LS ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thấy một số đặc điểm nổi bật sau đây:
- Các tuyến du lịch mang ý nghĩa quốc gia của tỉnh hầu hết đều nằm trên 2 trục giao thông chính của cả nước là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
- Các tuyến du lịch trong tỉnh có khoảng cách giữa các điểm du lịch trong tuyến tương đối thuận lợi (khoảng 30km), phù hợp với việc thiết kế, xây dựng các chương trình du lịch và sự đi lại của du khách.
- Nhiều tuyến du lịch nội tỉnh có độ dài không lớn bởi vì vị trí địa lý và yếu tố địa hình của tỉnh.
- Mỗi tuyến du lịch được đánh giá ở trên có thể hình thành nhiều tour du lịch phù hợp với nhiều đối tượng khách, có thể thay đổi các lộ trình tuyến du lịch trong thực tế hoạt động với thời gian dài, ngắn khác nhau.
2.3.3.3. Các tuyến du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia - Tuyến nội thành thành phố Huế
Thành phố Huế là nơi có rất nhiều điểm di tích VH-LS cấp quốc gia và cấp địa phương phân bố dày đặc, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. CSHT và CSVCKT của thành phố Huế đã được đầu tư xây dựng từ rất lâu cho nên độ tiện ích rất cao. Chính vì thế tuyến du lịch nội thành thành phố Huế đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu để phục vụ du lịch một cách tốt nhất. Tuyến nội thành thành phố Huế cũng là tuyến du lịch mấu chốt cho phát triển du lịch tỉnh. Hầu hết khách du lịch đến tỉnh đều muốn tham gia các chương trình du lịch trong tuyến này. Tuyến nội thành thành phố Huế có thể thực hiện được nhiều loại hình du lịch khác nhau, phân bố trong khoảng thời gian 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng tự Đức, cung An Định, đàn Nam Giao.
- Tuyến thành phố Huế - thị xã Hương Trà
Tuyến thành phố Huế - thị xã Hương Trà là tuyến ngắn nhưng mật độ di tích trên tuyến rất nhiều, có giá trị cao. Các di tích lại tập trung trong vòng bán kính khoảng 30km cho nên thuận tiện cho việc sắp xếp, tổ chức các tour cũng như đảm bảo CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch. Loại hình du lịch chính là tham quan các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và du lịch tâm linh. Thời gian đi về trong ngày.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức.
- Tuyến thành phố Huế - thị xã Hương Thủy
Cũng như tuyến thành phố Huế - thị xã Hương Trà, tuyến thành phố Huế - thị xã Hương Thủy là tuyến ngắn, có mật độ di tích trên tuyến, giá trị di tích cao và tập trung trong vòng bán kính khoảng 30km. Chính vì thế, việc tổ chức tour, sắp xếp các dịch vụ du lịch thuận lợi. Loại hình du lịch chính là tham quan các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và du lịch nông thôn gắn với cộng đồng. Thời gian đi về trong ngày.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, đàn Nam Giao, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, cầu ngói Thanh Toàn.
- Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (theo quốc lộ 1A)
Tuyến du lịch này là một phần của tuyến du lịch quốc gia Con đường di sản miền Trung. Trên tuyến, có nhiều di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn cho nên rất phù hợp với việc xây dựng các tour du lịch VH-LS. Ngoài các di sản văn hóa thế giới, trên tuyến còn có nhiều di tích cấp quốc gia có giá trị VH-LS cao nên cảnh quan văn hóa rất đẹp. Tuyến nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường huyết mạch xuyên Bắc – Nam có độ tiện ích thuận lợi. Tuyến du lịch Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (theo quốc lộ 1A) có thể thực hiện được nhiều loại hình du lịch khác nhau, xây dựng được nhiều tour du lịch đa dạng với khoảng thời gian ngắn, dài tùy tính chất từng tour.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: thành phố Đồng Hới, thành cổ Quảng Trị, thánh địa La Vang, làng cổ Phước Tích, Đại Nội, Hải Vân Quan, Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.
- Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình (theo đường Hồ Chí Minh) Tuyến du lịch Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình dọc theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử. Trên tuyến, có nhiều điểm du lịch VH-LS về thời kháng chiến chống Mỹ và văn hóa các dân tộc thiểu số. Tuyến có cảnh quan văn hóa đẹp và giá trị VH-LS độc đáo. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của chiến tranh nên một số di tích giờ chỉ còn là phế tích. Về độ tiện ích, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh trên tuyến đã cho đầu tư xây dựng CSHT thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Riêng về CSVCKT, vì tuyến nằm trên con đường địa hình hiểm trở, mật độ dân cư thưa,… nên CSVCKT chưa thể đáp ứng tốt như ở thành phố. Hiện nay, tuyến Thừa Thiên Huế - Quảng Trị -
Quảng Bình (theo đường Hồ Chí Minh) có thể khai thác tốt loại hình du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, du lịch tham quan, văn hóa đồng bào các dân tộc ít người (bao gồm cả du lịch lễ hội và du lịch làng nghề của các dân tộc ít người). Ngoài ra, tuyến này cũng thuận lợi trong việc khai thác các loại hình du lịch kết hợp với các loại hình như trekking, hiking, tắm nước khoáng, du lịch cộng đồng...
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, Khe Sanh, cầu treo Đăkrông, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, sông Bến Hải – cầu Hiền Lương.
- Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - CHDCND Lào (qua cửa khẩu Lao Bảo)
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 cửa khẩu S3 Hồng Vân và S10 A Đớt, nối Việt Nam với Lào. Tuy nhiên, tuyến Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - CHDCND Lào (qua cửa khẩu Lao Bảo) là tuyến hợp lý nhất và quan trọng nhất để đi du lịch từ tỉnh Thừa Thiên Huế sang Lào bởi vì độ tiện ích trên tuyến này thuận lợi hơn so với qua hai cửa khẩu S3 và S10. Trong tuyến này, chúng ta đi qua các tỉnh Sêpôn, Xavanakhet, Viên Chăn của nước Lào – nơi có nhiều di tích, công trình kiến trúc đẹp, nhiều nét văn hóa đặc trưng phù hợp với nhiều loại hình du lịch, nhiều đối tượng khách, mở được nhiều tour trong với những khoảng thời gian khác nhau.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, các di tích trên đường Hồ Chí Minh, Lao Bảo, các di tích thuộc Xavanakhet (thánh địa That Ing Hang, chùa Xaynhaphum,…), các thuộc Viên Chăn (That Luỗng, Khải Hoàn Môn, chùa Sisaket,…)
b) Tuyến du lịch có ý nghĩa địa phương - Thành phố Huế - Huyện Phú Vang
Ngoài những điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế, tuyến thành phố Huế - huyện Phú Vang còn có nhiều di tích cấp quốc gia khác.
Ngoài ra, đây là tuyến đi qua nhiều ngôi làng giàu truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế như làng Dương Nỗ, làng Sình, làng Thanh Tiên, làng An Truyền,… Nơi đây có nhiều lễ hội phong phú như lễ tế của các làng, hội vật làng Sình, lễ hội cầu ngư Thuận An,… Các làng nghề truyền thống đặc sắc ở trên tuyến cũng rất nhiều như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, mộc mỹ nghệ Dương Nỗ, mây tre đan Hà Thanh,… tuy nhiên một số làng nghề đang dần mai một, các sản phẩm chỉ lưu hành trong tỉnh, chưa tìm thấy hướng đi để phát triển làng nghề.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, làng Dương Nỗ, làng Sình, làng Thanh Tiên, biển Thuận An.
- Thành phố Huế - Huyện Phong Điền
Những điểm di tích trên tuyến du lịch thành phố Huế - huyện Phong Điền tuy ít nhưng lại có ý nghĩa lớn, được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia. Tuyến có mức độ khai thác khá thuận lợ với loại hình du lịch chủ yếu là du lịch tham quan di tích, làng cổ, du lịch làng nghề truyền thống và kết hợp. Độ tiện ích cũng ở mức khá thuận lợi. Các tour trong tuyến thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm).
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, làng cổ Phước Tích. - Thành phố Huế - Huyện A Lưới
Loại hình du lịch mấu chốt của tuyến thành phố Huế - huyện A Lưới là tham quan các di tích lịch sử cách mạng, du lịch tham quan, văn hóa đồng bào các dân tộc ít người và kết hợp. Bởi vì trến tuyến có rất nhiều các di tích thời kháng chiến chống Mỹ và nơi đây tập trung các dân tộc anh em như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy, Vân Kiều, Pa Kô, Kinh cùng nhau sinh sống. CSHT và CSVCKT đang ngày càng hoàn thiện. Các tour trong tuyến có thể kéo dài trong khoảng thời gian 1 ngày đến 4 ngày 3 đêm.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, các di tích trên đường Hồ Chí Minh.
- Thành phố Huế - Huyện Phú Lộc
Trên tuyến thành phố Huế - huyện Phú Lộc, các loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên phát triển mạnh hơn các loại hình du lịch VH-LS. Tuy nhiên, nơi đây cũng có thể phát triển các tour du lịch thiền, tâm linh và các tour kết hợp. Mức độ khai thác về du lịch VH-LS ở đây chỉ đạt mức trung bình và độ tiện ích cũng ở mức trung bình.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, núi Bạch Mã, Hải Vân quan.
- Tuyến ngược dòng sông Hương
Bởi vì các yếu tố phong thủy trong quy hoạch các kiến trúc thời xưa coi nước là minh đường tượng trưng cho phúc khí, cho nên các công trình kiến trúc thời Nguyễn hầu hết đều nằm gần bờ sông Hương. Điều này tạo nên sự hấp dẫn cho tuyến ngược dòng sông Hương. Tuy nhiên, vận tốc của các thuyền chở khách dọc sông Hương không cao, không chứa được nhiều người, nhiều tiếng ồn, mùa mưa lũ ở tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài làm cho nước sông Hương chảy xiết,… gây nên những bất lợi cho hoạt động du lịch trên tuyến này. Trên thực tế, các tour trong tuyến hầu hết đi về trong ngày và khi đi bằng thuyền và khi về thường bằng ô tô. Thời điểm thích hợp nhất để hoạt động trên tuyến là từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 hằng năm với 2 loại hình đặc trưng là du lịch tham quan di tích VH-LS và du lịch tâm linh. Ngoài ra, trên tuyến có một số dịch vụ đặc biệt như thưởng thức ca Huế trên sông Hương, ngủ đò.
Các điểm du lịch quan trọng trong tuyến: Đại Nội, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long.
Tiểu kết chƣơng 2
Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng du lịch VH-LS rất lớn. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh cũng rất đặc sắc, hài hòa, giúp nâng cao giá trị các cảnh quan và kết hợp cùng phát triển song song nhiều loại hình du lịch. CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch đang được đầu tư nâng cấp và ngày càng hoàn thiện trên tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Nhờ những lợi thế trên, cho nên trong những năm qua, ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước tiến vượt bậc.
Dựa vào các cơ sở nêu trên cùng điều kiện thực tế, tác giả đã xác định 11 điểm và 11 tuyến du lịch VH-LS tiêu biểu trong phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện đánh giá trên từng chỉ tiêu. Kết quả, 11 điểm và 11 tuyến được xác định có 7 điểm và 6 tuyến mang ý nghĩa quốc gia. Các điểm, tuyến này có giá trị du lịch cao, có thể tạo ra nhiều loại hình du lịch VH-LS đặc sắc, đa dạng để thu hút khách du lịch. Việc xác định các điểm, tuyến du lịch VH-LS phải dựa vào định hướng nhưng nó cũng giúp ích rất nhiều trong việc hoàn thiện các định hướng bằng cách đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như xác định được loại hình cần đầu tư phát triển trên từng khu vực. Điều này sẽ giúp cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch được xây dựng chặt chẽ và khoa học hơn.