6. Cấu trúc đề tài
3.2.1. Giải pháp chung cho phát triển du lịch VH-LS
3.2.1.1. Bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch VH-LS
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích VH-LS. Kết hợp công tác bảo tồn với tạo lập môi trường, cảnh quan du lịch để phát huy giá trị của các nguồn tài nguyên. Gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh.
- Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để đầu tư hoàn chỉnh mô ̣t số khu vực tro ̣ng điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Tập trung dự án di dời, giải toả, tái định cư dân vùng Thượng Thành, Eo Bầu để tiến tớ i hoàn thành cơ bản trùng tu khu vực Đại Nội và các di tích tiêu biểu trong Kinh thành Huế. Bổ sung cơ chế, chính sách khai thác và bảo tồn phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn.
- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là Nhã nhạc Cung đình Huế và các lễ hội mang bản sắc văn hoá Huế. Khai thác giá trị các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian gắn với nghiên cứu, phát triển các loại hình nghệ thuật hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
3.2.1.2. Về sản phẩm du lịch VH-LS
- Tập trung nâng cao giá trị của các sản phẩm du lịch truyền thống, có thể mạnh nổi trội của tỉnh Thừa Thiên Huế để sản phẩm được hình thành rõ nét hơn, chất lượng hơn, phù hợp với nhu cầu của xã hội hơn.
- Dựa vào định hướng phát triển sản phẩm du lịch VH-LS, chú trọng khai thác theo các xu hướng mới, hấp dẫn để phục vụ du khách. Những xu
hướng mới này phát triển dựa trên lợi thế về văn hoá, lịch sử, con người, cảnh quan, môi trường thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tạo thương hiệu cho các sản phẩm du lịch bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ cũng như tăng cường tính liên kết giữa các sản phẩm du lịch, tránh bị trùng lắp.
3.2.1.3. Về tuyên truyền, quảng bá
- Tăng cường trách nhiệm và quyền cho bộ máy tuyên truyền, quảng bá cho du lịch tỉnh, đặc biệt là Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Huế.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường du lịch định kỳ để theo dõi diễn biến thị trường thường xuyên làm cơ sở cho các hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các thị trường nguồn, các thị trường cạnh tranh, mạng lưới đối tác du lịch.
- Xã hội hoá hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch. Huy động tất cả các nguồn vốn có thể để thực hiện tuyên truyền, quảng bá.
- Liên kết vớ i các t ỉnh bạn, các doanh nghiê ̣p du li ̣ch , các hãng lữ hành trong nước và qu ốc tế để tìm kiếm cơ hô ̣i phát triển du li ̣ch . Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử…
- Tổ chứ c các hô ̣i chợ, triển lãm, hô ̣i nghi ̣ xúc tiến, hô ̣i thảo chuyên đề; hợp tác với các kênh truyền thông để đ ẩy mạnh tuyên truyền , quảng bá, giớ i thiê ̣u về tiềm năng, điểm đến nhằm thu hút khách du lịch.
3.2.1.4. Về vốn đầu tư
- Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước tham gia. Tạo vốn phát triển du lịch thông qua việc huy động các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn ngân sách nhà nước, vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh trong nước, vốn đầu tư FDI hoặc liên doanh với nước ngoài,…
- Xã hội hoá du lịch để thu hút được các nguồn vốn phát triển du lịch từ xã hội cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Khuyến khích phát triển vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển tại các điểm, tuyến du lịch đặc biệt là việc đầu tư trùng tu, phát triển các điểm du lịch VH-LS ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tạo các diễn đàn đối thoại giữa chính quyền và các nhà đầu tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong việc chuẩn bị đầu tư, lập dự án cũng như triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
- Xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch..
3.2.1.5. Về thị trường khách
a) Đối với thị trường trong nước
Thị trường nội địa chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là:
- Thị trường khu vực Miền Trung: tập trung khai thác thị trường du lịch các đô thị khu vực này như Đà Nẵng, Quảng Nam, Đông Hà, các khu công nghiệp Dung Quất, Chu Lai, vùng Tây Nguyên…
- Thị trường khu vực Bắc Bộ: tập trung vào các đô thị lớn thuộc tam giác trọng điểm kinh tế Bắc bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, các đô thị khác như Vinh, Thanh Hoá…
- Thị trường khu vực Nam Bộ: tập trung vào thị trường chủ đạo là thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận.
Phương hướng khai thác thị trường này là tập trung vào nguồn khách du lịch trong các đô thị lớn với các sản phẩm chính gồm các tour du lịch tham quan di tích lịch sử, nghiên cứu văn hoá, festival truyền thống, các làng
nghề,... Các kênh phân phối chính là các văn phòng, chi nhánh của các công ty du lịch lớn của Việt Nam, của tỉnh Thừa Thiên Huế tại các thị trường nội địa chính. Phương thức quảng bá tuyên truyền tập trung sử dụng đa dạng các biện pháp như tập gấp, internet, các hội chợ, triển lãm du lịch...
b) Đối với thị trường nước ngoài
- Đối với thị trường Tây Âu, thị trường này đang có vị trí chủ đạo, quan trọng đối với sự phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2011 - 2020, do tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với nhu cầu của thị trường này đó là các loại hình du lịch gắn liền với các đặc trưng văn hoá truyền thống, khai thác được giá trị di sản văn hoá thế giới cố đô Huế. Đặc biệt nếu tỉnh Thừa Thiên Huế đưa chiến lược phát triển du lịch xanh lên hàng đầu, thị trường này chắc chắn sẽ gia tăng.
- Đối với thị trường Bắc Mỹ, tập trung vào khách du lịch Mỹ và Canada. Phương hướng khai thác thị trường này là tập trung vào nguồn khách du lịch Mỹ với các sản phẩm chính gồm các tour du lịch thăm lại chiến trường xưa, nghiên cứu văn hoá, festival truyền thống, các làng nghề,....
- Đối với thị trường Đông Bắc Á, phương hướng khai thác thị trường này là tập trung nguồn khách du lịch Nhật Bản (chiếm tỷ lệ cao nhất trong thị trường này), Hàn Quốc và Trung Quốc với các sản phẩm chính gồm các tour du lịch tham quan di tích lịch sử, nghiên cứu văn hoá, festival truyền thống, các làng nghề,... Các kênh phân phối chính là các văn phòng, chi nhánh của các công ty du lịch lớn của Việt Nam tại khu vực Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các công ty du lịch lớn của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.... Phương thức quảng bá tuyên truyền tập trung sử dụng đa dạng các biện pháp như tập gấp, internet, các sự kiện văn hoá, du lịch.
- Đối với thị trường ASEAN, tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú ý đến thị trường khu vực Đông Bắc Thái Lan qua tuyến hành lang Đông - Tây. Thị trường Singapore theo dự báo là một thị trường trung chuyển và chia sẻ du
khách cho du lịch Huế rất lớn. Phương hướng khai thác thị trường này nên tập trung với các sản phẩm chính gồm các tour du lịch tham quan di tích lịch sử, nghiên cứu văn hoá, festival truyền thống, các làng nghề du lịch MICE.
3.2.1.6. Về cơ chế, chính sách
- Về tài chính: có chính sách thuế, ưu đãi khuyến khích cho những dự án đầu tư CSVCKT phục vụ du lịch; có chính sách lãi suất thấp nhằm khuyến khích cho những dự án phát triển du lịch bền vững, bảo vệ các giá trị và cảnh quan VH-LS.
- Về xuất nhập cảnh, hải quan: Cải cách các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh, hải quan… theo hướng nhanh gọn, thông thoáng. Đầu tư hệ thống trang thiết bị, phát triển các dịch vụ bổ trợ như thu đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế... tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế. Phối hợp với các địa phương khác để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý các thủ tục xuất, nhập cảnh đối với khách du lịch đến miền Trung từ đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- Về chính sách xã hô ̣i hóa du li ̣ch: Hình thành quỹ phát triển du lịch từ nguồn xã hội hóa , khuyến khích viê ̣c đóng góp từ thu nhâ ̣p du li ̣ch cho các hoạt động bảo tồn và phục hồi các giá trị văn hóa.
- Về hoàn thiện cơ chế, chính sách: Cụ thể hoá các quy định, quy chế phối hợp trong công tác giải quyết các thủ tục.