Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định các điểm, tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Xác định điểm, tuyến du lịch văn hóa lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 25)

6. Cấu trúc đề tài

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định các điểm, tuyến du lịch

1.1.3.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Khi xác đi ̣nh điểm , tuyến du li ̣ch VH -LS, vị trí địa lý là nhân tố quan trọng. Đánh giá tác đô ̣ng vi ̣ trí đi ̣a lý không chỉ là xác đi ̣nh hê ̣ to ̣a đô ̣ , ranh giới lãnh thổ , các mối quan hệ kinh tế , giao lưu, thông thương đi lại mà cò n đánh giá ý nghĩa kinh tế của vi ̣ trí đó đối với du li ̣ch . Từ đó, xác định được những lợi thế cũng như những ca ̣nh tranh mà các điểm , tuyến du li ̣ch VH -LS đang gă ̣p phải để đưa ra những giải pháp phát triển thích hợp.

1.1.3.2. Tài nguyên du lịch

a) Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng hiện tượng do con người tạo ra được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt đô ̣ng du li ̣ch. [15]

Tài ng uyên du li ̣ch nhân văn rất đa da ̣ng và phong phú nhưng quan trọng nhất vẫn là các di sản văn hóa thế giới , các di tích (VH-LS, kiến trúc- nghệ thuật, bảo tàng, di tích khảo cổ), lễ hội, làng nghề, các đối tượng gắn với dân tô ̣c ho ̣c, các hoạt động văn hóa, thể thao.

- Các di sản văn hóa thế giới và các di tích VH-LS

Các di sản văn hóa thế giới và di tích VH-LS được coi là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Loại tài nguyên này gắn liền với môi trường xung quanh, thể hiện sự sinh động của quá khứ đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống thêm đa dạng, phong phú. Qua các thời đại, di sản văn hóa thế giời và di tich VH-LS đã minh chứng cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những thành quả của loài người trong các thời kỳ lịch sử không chỉ là trách nhiệm bảo tồn của nhân loại, mà còn tạo điều kiện để những giá trị vô giá đó có thể khai thác, trong đó có mục đích du lịch.

+ Di sản văn hoá thế giới

Các di sản văn hoá thế giới (vật thể và phi vật thể) là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay địa phương nào nếu có những di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một vinh dự lớn, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế và trở thành điểm du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, tầm vóc giá trị của di sản đó được nâng cao, trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị văn hóa, thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị vượt khỏi phạm vi một nước. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ phát triển hơn nhiều. [30]

Ở nước ta, tính đến năm 2014, có 17 di sản thế giới, trong đó có 14 di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể).

+ Các di tích VH-LS

Di tích VH-LS là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích VH-LS có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Các di tích loại này được gọi chung là di tích VH-LS vì chúng được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Thứ văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

Ở Việt Nam, theo Luật di sản văn hóa, di tích VH-LS được quy định như sau: “Di tích văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ

vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học.”[16]

Như vậy, về tổng thể có thể hiểu: Di tích VH-LS là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa dựng những giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc do cá nhân con người hoạt động sáng tạo trong lịch sử để lại.

Hiện nay, cả nước có hơn 4 vạn di tích các loại. Là một quốc gia có hàng ngàn năm lịch sử, di tích nước ta rất phong phú. Trong số này đã có hơn 3.500 di tích đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng, trong đó có di tích quốc gia đặc biệt. [4]

- Lễ hội

Trong nhóm tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội có giá trị rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.

Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội. Họ thường thấy một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những hội hè như vậy gắn kết vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ. [29]

- Làng nghề thủ công truyền thống

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, làng nghề là những làng sống hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam.

Còn theo Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời”.[30]

Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Như vậy có hai yếu tố cơ bản cấu

thành làng nghề là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành kinh doanh độc lập.

Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật,…)

Sản phẩm của làng nghề truyền thống được làm ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những người thợ thủ công khéo léo. Những sản phẩm này luôn mang cả dấu ấn về tầm hồn và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và hình ảnh của đất nước. Từ đời này sang đời khác, các sản phẩm thủ công như tranh nhân gian, sản phẩm làm bằng đồng, bằng đá, bằng gỗ đã trở thành hàng lưu niệm có giá trị, yêu thích của nhiều khách du lịch quốc tế đến từ các nước phát triển, nơi mà các nghề thủ công truyền thống đã dần mai một.

- Văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, đặc điểm dân tộc học + Văn hóa nghệ thuật

Trong quá trình lịch sử phát triển của mỗi địa phương, các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân đã sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật nói chung,… Những giá trị văn hóa nghệ thuật này là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, nhất là du khách quốc tế. Bởi vì, TNDL văn hóa nghệ thuật vừa mang lại cho du khách sự thư giãn, vui vẻ, nâng cao đời sống tinh thần, vừa mang lại nhận thức, cảm nhận cái đẹp, giúp du khách có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi, nhất là vào ban đêm. [37]

+ Ẩm thực

Mỗi địa phương có một điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa riêng nên cũng có nhiều món ăn, đồ uống đặc sản riêng. Nghệ thuật ẩm thực và giá trị văn hóa của mỗi địa phương được bảo tồn, bồi đắp, sáng tạo qua nhiều thời đại, là dấu ấn của mỗi vùng đất đối với du khách. Khi đi du lịch, du khách mong muốn được thưởng thức những món ăn, đồ uống đặc sắc của những địa phương, nâng cao nhận thức giá trị nghệ thuật ẩm thực. [37]

+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc,…

- Các đối tượng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức khác Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, bảo tàng,… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu.

Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế, các cuộc thi hoa hậu… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. [30]

b) Sự kết hợp giữa TNDL nhân văn với TNDL tự nhiên

- Việc phân loại TNDL nhân văn và TNDL tự nhiên chỉ mang tính định tính, tương đối. Trên thực tế, nhiều địa điểm là sự kết hợp giữa hai loại TNDL tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh, không thể tách rời. Mối quan hệ giữa hai

loại TNDL là một mối quan hệ tương hỗ, cùng phát triển, giúp nâng cao giá trị du lịch cho nhau.

Có nhiều yếu tố của TNDL tự nhiên có thể kết hợp với TNDL nhân văn để phát triển du lịch cũng như xây dựng các điểm, tuyến du lịch. Nhưng, có một số yếu tố chính bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước và sinh vật.

- Ý nghĩa của sự kết hợp TNDL nhân văn và TNDL tự nhiên

+ TNDL tự nhiên giúp giải mã và nâng cao giá trị cho TNDL nhân văn + TNDL tự nhiên là không gian hoạt động, khai thác cho TNDL nhân văn. + TNDL tự nhiên thu hút khách cho TNDL nhân văn và ngược lại.

1.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Nếu như tài nguyên là mô ̣t trong những nhân tố cơ sở quan tro ̣ng để ta ̣o nên các điểm , trung tâm, các vùng du lịch thì CSHT và CSVCKT là nhân tố đảm bảo cho viê ̣c khai thác các tài nguyên đó và t ạo nên các điểm du lịch. [30]

a) Cơ sở hạ tầng

CSHT nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch và xây dựng các điểm, tuyến du lịch. Trong CSHT, mạng lưới và phương tiện giao thông là những yếu tố quan trọng nhất.

- Cơ sở hạ tầng giao thông

Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trong một khoảng cách nhất định. Nó thuộc vào giao thông: mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu yếu tố giao thông. Việc phát triển giao thông, tiếp cận các điểm du lịch cho phép mau chóng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch.

- Hệ thống thông tin liên la ̣c

Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch

trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, thông tin liên lạc đảm nhận việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng cả các nước.

- Trong CSHT phục vụ du lịch còn phải kể đến hệ thống các công trình cung cấp điện, nước. Các sản phẩm của chúng trực tiếp phục vụ cho các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch.

Nói tóm lại, CSHT là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT.

CSVCKT du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các điểm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. CSVCKT du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản phẩm du lịch.

- Cơ sở lưu trú du lịch

Theo điều 4, khoản 12, Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”

[15]

Cơ sở lưu trú, du lịch gồm các công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn, ngủ, giải trí cho khách du lịch. Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống CSVCKT du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên. Các cơ sở này có thể

chịu sự quản lý của tổ chức, xí nghiệp du lịch hoặc có thể độc lập. Chúng được phân hạng tùy vào tiêu chuẩn và mức độ của các dịch vụ: các cơ sơ lưu trú du lịch xã hội, nhà khách, khách sạn trung chuyển, khách sạn thường, khách sạn du lịch lớn.

- Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp

Là một thành phần trong cơ cấu CSVCKT du lịch. Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của khách du lịch bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.

Các CSVCKT này bao gồm 2 phần: một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu. Phần khác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phụ vụ nhân dân địa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách du lịch.

- Cơ sở thể thao

Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm cho nó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô…).

- Cơ sở y tế, điều dưỡng

Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung

Một phần của tài liệu Xác định điểm, tuyến du lịch văn hóa lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)