6. Cấu trúc đề tài
1.2.2. Các điểm, tuyến du lịch VH-LS vùng Bắc Trung Bộ
1.2.2.1. Các điểm du lịch
- Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định được 6 điểm du lịch quốc gia như sau:
+ Điểm du lịch Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) + Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh) + Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)
+ Điểm du lịch thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) + Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) + Điểm du lịch Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)
- Ngoài ra, vùng Bắc Trung Bộ còn 25 điểm du lịch địa phương, trong đó có 15 điểm du lịch gắn với VH-LS, cụ thể là: Khu di tích Lam Kinh, điểm di chỉ khảo cổ Đông Sơn-núi Hàm Rồng (Thanh Hóa); Truông Bồn (Nghệ An); Quần thể Hương Tích (Hà Tĩnh); nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lăng mộ, hang tám thanh niên xung phong (Quảng Bình); Địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, nhà thờ La Vang, làng Vây (Vân Kiều), Khe Sanh -
đường 9 - đường Trường Sơn, làng mộc, khảm xà cừ Cát Sơn, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara (Quảng Trị); làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế).
Riêng thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn nhất của vùng. Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993) và Nhã nhạc cung đình là Di sản văn hóa phi vật thể (2003). Trung tâm du lịch Huế bao gồm quần thể các điểm du lịch quốc gia có ý nghĩa quan trọng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và nội địa.
1.2.2.2. Các tuyến du lịch quốc gia vùng Bắc Trung Bộ
a) Liên vùng
- Quốc lộ 1A: Hà Nội - Bắc Trung Bộ (trung tâm là thành phố Huế) - TP Hồ Chí Minh: trên tuyến này, cảnh quan ven biển là một đặc điểm vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là các tuyến đèo. Trên tuyến này còn có nhiều điểm du lịch quốc gia VH-LS.
- Đường Hồ Chí Minh: Hà Nội - Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên - TP Hồ Chí Minh: đây cũng là tuyến có cảnh quan đẹp. Đặc biệt trên tuyến này có nhiều điểm du lịch VH-LS về kháng chiến chống Mỹ và văn hóa các dân tộc thiểu số. Điều này tạo nên sự hấp dẫn, khác biệt so với tuyến theo Quốc lộ 1A.
- Quốc lộ 9: Sa Van Na Khẹt – Xe Pôn – Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng. - Ngoài ra, trong khu vực còn có tuyến đường sắt Bắc Nam, đây là tuyến du lịch quan trọng, hấp dẫn tuy nhiên khả năng thu hút khách du lịch vì CSHT, CSVCKT cũng như chất lượng dịch vụ chưa tốt.
- Tuyến du lịch chuyên đề:
+ Con đường di sản miền Trung: kết nối Thành nhà Hồ - Phong Nha- Kẻ Bàng – Cố Đô Huế - Hội An – Thánh địa Mỹ Sơn dọc theo QL1A
+ Hành trình đến kinh đô Việt cổ: kết nối Đền Hùng - Cổ Loa – Hoàng thành Hà Nội - Hoa Lư - Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Phượng Hoàng Trung
Đô - Huế (thuộc Bắc Trung Bộ) - Kinh đô Trà Kiệu - Thành Hoàng Đế theo QL2 và QL1A
+ Tuyến du lịch mạo hiểm, du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng trên đường Trường Sơn (trục chính bám theo QL 9 và đường Hồ Chí Minh)
+ Tuyến du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa các dân tộc ít người (trục chính bám theo đường Hồ Chí Minh).
b) Nội vùng
- Trục quốc lộ 1A: Hà Nội - TP Thanh Hóa - TP Vinh - TP Hà Tĩnh - Đồng Hới - Đông Hà - Huế
- Trục đường Hồ Chí Minh
+ Nhánh Đông: từ Phúc Trạch chạy gần QL1A và dừng tại Cam Lộ (Quảng Trị)
+ Nhánh Tây: từ Phúc Trạch - Tăng Ký (Quảng Bình) - Khe Sanh - Li Tôn (Quảng Trị) - A Lưới, Phú Lộc (TT-Huế)
- Ngoài ra còn có nhiều tuyến du lịch nội vùng kết nối ngang ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó tiêu biểu như:
+ QL 45 và 217: Thanh Hóa - Thành nhà Hồ - Cẩm Lương – Na Mèo + QL 45: TP Thanh Hóa - Bến En
+ QL 46: Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương - Đô Lương - Tân Kỳ + QL 47: TP Thanh Hóa - Lam Kinh
+ QL 48: Diễn Châu - Thái Hòa - Quỳ Châu - Xao Va + QL 49: Huế - Phú Lộc - A Lưới
+ QL 7: Diễn Châu - Đô Lương - Con Cuông - Nậm Cắn + QL 8: TX Hồng Lĩnh - Phố Châu - cửa khẩu Cầu Treo + QL 9: Đông Hà - Cam Lộ - Khe Sanh - Lao Bảo + QL 12A: đi cửa khẩu Cha Lo
- Tuyến đường thủy: Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và địa hình, vùng Bắc Trung Bộ không có các tuyến du lịch đường thủy kéo dài. Trong vùng chỉ
có thể phát triển các tuyến ngắn, có tính chất cục bộ gắn với những đặc thù tài nguyên riêng của từng địa phương như: sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Gianh, sông Lam và sông Mã.
Tiểu kết chƣơng 1
Điểm, tuyến du lịch là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức lãnh thổ, là hạt nhân cơ bản cho hoạt động du lịch.
Sự thành công trong việc xác định điểm, tuyến du lịch trên một đơn vị lãnh thổ sẽ có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Góp phần cho việc sử dụng hợp lý, khai thác các nguồn lực vốn có của địa phương, vùng, quốc gia. Giúp hoàn thiện việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các cấp phân vị hệ thống lãnh thổ du lịch theo không gian.
Để xác định được các điểm, tuyến du lịch, cần dựa vào hệ thống các tiêu chí. Hệ thống các tiêu chí này được xây dựng dựa trên những cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn của hoạt động du lịch tại quốc gia, địa phương. Bộ chỉ tiêu trong đề tài bao gồm: sức hấp dẫn, CSVC và CSKHKT phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch, vị trí, sức chứa, độ bền vững,…
Bên cạnh các hệ thống tiêu chí, để đảm bảo tính thực tế và khoa học, cần phải xét đến sơ sở thực tiễn. Đây là cơ sở để liên kết, so sánh, đánh giá tính hợp lý của những điểm, tuyến được xác định trong đề tài.
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH VĂN HÓA – LỊCH SỬ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch văn hóa – lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau [32]:
+ Điểm cực Bắc: 16044’30”' vĩ Bắc và 107023’48” kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
+ Điểm cực Nam: 15059’30” vĩ Bắc và 107041’52” kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
+ Điểm cực Tây: 16022’45” vĩ Bắc và 107000’56” kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
+ Điểm cực Đông: 16013’18” vĩ Bắc và 108012’57” kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Tỉnh Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Tỉnh Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km và TP Hồ Chí Minh 1.071 km. Tính đến hết năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm thành phố Huế và 6 huyện: Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền với tổng diện tích tự nhiên 5.053,990 km².
- Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa bàn đa văn hóa, vẫn còn giữ gìn được nhiều di sản văn hóa, di tích được xếp hạng quốc gia, những công trình kiến trúc độc đáo và những giá trị văn hóa phi vật thể.
- Ngày nay, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế trọng điểm niềm Trung, là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn của cả nước.
- Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tương phản và độc đáo. Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển du lịch so các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Di sản văn hóa thế giới và di tích văn hóa – lịch sử
a) Di sản văn hóa thế giới
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 di sản văn hóa thể giới được tổ chức UNESCO công nhận đó là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Những di sản này là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá phục vụ cho việc phát triển du lịch ở địa phương.
b) Di tích lịch sử, văn hóa
Bảng 2.1: Các di tích VH-LS đƣợc xếp hạng tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết 6/2014 TT Đơn vị hành chính Tổng số di tích Di tích xếp hạng quốc gia Di tích cấp tỉnh Mật độ di tích (số di tích/100km2 ) Toàn tỉnh 140 85 55 2,77 1 Thành phố Huế 49 33 16 68,36 2 Thị xã Hương Thủy 15 10 5 3,27 3 Thị xã Hương Trà 12 9 3 2,31 4 Huyện Phong Điền 14 7 7 1,47 5 Huyện Quảng Điền 10 3 7 6,12 6 Huyện Phú Vang 18 9 9 6,43 7 Huyện Phú Lộc 10 6 4 1,39 8 Huyện A Lưới 10 8 2 0,82
9 Huyện Nam Đông 2 0 2 0,31
2.1.2.2. Lễ hội
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa, tuy không lâu đời như ở miền Bắc, nhưng cũng có hơn 700 năm lịch sử. Văn hóa Huế có truyền thống từ Bắc tràn vào, theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hóa Ấn Độ. Và sau này văn hóa phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn. Các lễ hội truyền thống được duy trì, phát triển cũng từ những nguồn văn hóa ấy. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 62 lễ hội được tổ chức hằng năm. (Phụ lục 1)[7]
2.1.2.3. Làng nghề thủ công truyền thống
Tỉnh Thừa Thiên Huế có khoàng 88 làng nghề truyền thống, trong đó 69 làng nghề thủ công. (Phụ lục 2) Đây là niềm tự hào của dân làng, là di sản cộng đồng được tất cả dân làng giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ. Các làng nghề truyền thống nổi bật nhất ở Huế có làng gốm Phước Tích, làng thêu thùa Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, phường đúc đồng Phường Đúc, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, làng đan tre mây ở Bao La,…
2.1.2.4. Văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, đặc điểm dân tộc học
a) Văn hóa nghệ thuật
Bên cạnh Nhã nhạc cung đình đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ nhiều dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như dòng nhạc cung đình bác học, dòng nhạc dân gian, dòng nhạc tín ngưỡng tôn giáo, cùng với nền tảng thơ văn, mỹ thuật, hội họa góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Huế xưa và nay.
b) Ẩm thực
Vì từng là kinh đô của một đất nước, nơi sống của các bậc đế vương nên ẩm thực Huế nổi tiếng cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí. Huế là một vùng đất được khai phá muộn, phần đông là dân tứ xứ
theo chúa Nguyễn vào nam lập nghiệp. Vì thế món ăn cũng phong phú, hội tụ được tinh hoa của các nơi khác, biến thành món ăn riêng của địa phương.
c) Đặc điểm dân tộc
Tính đến năm 2013, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.127.905 người (557.026 nam; 570.879 nữ). Về phân bố, có 545.429 người sinh sống ở thành thị và 582.476 người sinh sống ở vùng nông thôn. Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 607.023 người (trong đó lao động nữ 296.158 người). [4]
Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì các dân tộc: Ka Tu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
2.1.3.1. Mạng lưới giao thông
Tỉnh Thừa Thiên Huế được nối với cả nước và khu vực qua hệ thống quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 49, đường sắt xuyên Việt, cảng Thuận An, cảng Chân Mây và sân bay Phú Bài.
- Đường bộ: TỉnhThừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông-Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam. Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cố gắng đầu tư, hoàn thiện mạng lưới giao thông để phục vụ cho đời sống nhân dân cũng như phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km, đóng vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh và tạo mối liên hệ với các tỉnh ven biển.
- Đường sông: Với tổng chiều dài 63 km đường sông, đầm phá. Mật độ trung bình 0,11 km/km2
Huế khá dày tạo điều kiện cho việc khai thác vận tải từ đất liền ra biển, phục vụ cho giao thông của các huyện đồng bằng và thành phố Huế.
- Đường hàng không: Tỉnh Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài (thuộc huyện Hương Thủy). Sân bay có diện tích được quy hoạch khoảng 500 ha cách thành phố Huế 15 km về phía Đông Nam. Nhà ga sân bay rộng 6.400m2 với năng lực 780.000 khách/năm. [32] Vận tải hàng không của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh.
2.1.3.2. Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông [6, 34]
Trong các năm gần đây, hoạt động của ngành Bưu chính Viễn thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế đạt hiệu quả khá cao. Chỉ tính riêng năm 2013, tổng doanh thu của ngành Bưu chính Viễn thông đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Số thuê bao điện thoại (bao gồm cả cố định và di động) đạt 1.064.940, số thuê bao internet đạt 80.557, 100% xã có điểm giao dịch bưu điện. Riêng mạng lưới Viễn thông đã được hoàn toàn số hoá, mạng truyền dẫn từ Huế đi các huyện đã được quang hoá 100%; có kèm viba số hỗ trợ, 100 xã có điện thoại và được kết nối Internet.
2.1.3.3. Hệ thống cấp điện, nước [6, 34]:
Theo báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2013, 100% phường, xã, thị trấn đã có được phủ điện lưới quốc gia với tổng số khách hàng sử dụng điện gần 243.000 hộ, có 99,48% số hộ trên toàn tỉnh có điện.
Về việc cung cấp nước, các điểm, khu du lịch đều được cung cấp nước đầy đủ với chất lượng nước đảm bảo. Ngoài ra, hầu hết các điểm, khu du lịch đều đã tự xây dựng và quản lý hệ thống cấp thoát nước riêng đảm bảo các tiêu chí về môi trường.
2.1.4. Kinh tế - xã hội
Theo Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả về kinh tế xã hội như sau:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013
Stt Chỉ tiêu chủ yếu Ƣớc TH
năm 2013 I Kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) 7,9 Tr.đó: - Dịch vụ (%) 10,8 - Công nghiệp-Xây dựng (%) 6,5 - Nông Lâm Ngư nghiệp (%) - 0,7
2 GDP/người (USD) 1.700
3 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 540
4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng) 13.700
5 Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) 4.609
II Xã hội
6 Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1,1
7 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn (%) 6,5