Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 28)

a. Tính chủ thể và tính đối tượng:

- Tính chủ thể: Phương pháp là cách làm việc của chủ thể hướng tới đối tượng nhằm khám phá sự vận động theo quy luật vận động và phát triển của đối tượng. Để việc nghiên cứu đạt tới kết quả, chủ thể cần có một số điều kiện chủ quan như trình độ nhận thức khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn, lòng say mê tìm tòi sáng tạo…

- Tính đối tượng: Chủ thể khi nghiên cứu cần xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng, nên phương pháp luôn gắn liền với đối tượng. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng phải tính đến mối quan hệ của đối tượng với các điều kiện khách quan, nên phương pháp cũng mang tính khách quan.

b. Tính mục đích:

Nghiên cứu khoa học bao giờ cũng hướng tới mục đích là khám phá những thuộc tính bản chất và quy luật vận động của đối tượng nhằm cải tạo thế giới. Mục đích của những đề tài nghiên cứu khoa học có vai trò định hướng, chỉ đạo việc tìm kiếm và lựa chọn phương pháp thích hợp, và nếu lựa chọn được phương pháp chính xác sẽ giúp đạt tới mục đích nghiên cứu một cách nhanh chóng và thuận lợi. Bản thân phương pháp chỉ là những công cụ mang tính khách quan, không mang tính mục đích, nhưng người nghiên cứu khoa học khi sử dụng phương pháp lại ý thức được mục đích nghiên cứu của mình rất rõ ràng, vì thế mà họ có thể lựa chọn phương pháp thích hợp.

Phương pháp nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung của các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Mỗi nội dung cần nghiên cứu đòi hỏi có phương pháp nghiên cứu phù hợp. Nội dung quy định việc lựa chọn phương pháp và ngược lại, nếu lựa chọn được phương pháp phù hợp sẽ khám phá được những điều mà nội dung cần làm sáng tỏ.

d. Cấu trúc của phương pháp

Là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu.

Sự thành công của một công trình nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào sự phát hiện được hay không chương trình tối ưu của các thao tác đó và biết sử dụng chúng một cách hợp lý. Đó chính là con đường đạt tới sự hoàn hảo của phương pháp nghiên cứu, dẫn tới sự thành công của quá trình nghiên cứu đề tài khoa học.

Trong cấu trúc của mỗi phương pháp bao gồm nhiều cấu trúc con, gọi là biện pháp (là cách giải quyết một vấn đề cụ thể của việc nghiên cứu). Để thực hiện các phương pháp, người nghiên cứu thường thực hiện thông qua các biện pháp cụ thể được gắn liền với các nội dung của vấn đề nghiên cứu nhất định.

e. Phương tiện nghiên cứu

Để thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần sự hỗ trợ của các phương tiện, gồm các công cụ kĩ thuật hiện đại với độ chính xác cao (máy ghi âm, ghi hình…) hay những công cụ đơn giản như các công cụ tự làm bằng giấy, bằng gỗ…

Phương tiện và phương pháp tuy là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Tùy vào phương pháp nghiên cứu mà người ta chọn những phương tiện nghiên cứu phù hợp. Phương tiện càng có chất lượng cao càng tạo cho phương pháp đạt tới sự thành công nhanh chóng của đề tài.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)