Quan điểm tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu trẻ em

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 26)

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội. Diễn biến của thực tiễn bao giờ cũng mang tính chất khách quan, với những sự kiện đa dạng, phức tạp và phát triển theo nhiều hướng, thậm chí còn đầy mâu thuẫn.

Thực tiễn có vai trò rất quan trọng với nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu trẻ em nói riêng:

- Nghiên cứu khoa học phải bắt nguồn từ thực tiễn. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn cửa thực tiễn là động lực thúc đẩy mọi hoạt động nghiên cứu khoa học. Các sự kiện của thực tiễn lại là những gợi ý cho những ý tưởng, cho những đề tài nghiên cứu khoa học. Chính vì thế mà mọi đề tài nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Đó cũng là mục đích của hoạt động khoa học nói chung.

- Những sự kiện trong thực tiễn luôn luôn là những cứ liệu cung cấp cho người nghiên cứu khoa học để nắm bắt những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và phát hiện quy luật của chúng. Do đó, người nghiên cứu khoa học cần bám sát thực tiễn, theo dõi dìến biến của đối tượng ngay trong thực tiễn sinh động. Thực tiễn luôn luôn là mảnh đất mầu mỡ đem lại sức sống cho những lí luận khoa học.

- Những khái quát khoa học chỉ trở thành chân lí khi được thực tiễn kiểm nghiệm và đánh giá. Thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa học chính xác nhất. Những lí thuyết khoa học đúng luôn được thực tiễn minh hoạ một cách sinh động, đầy thuyết phục và lại trở thành ngọn đuốc soi đường cho hoạt động thực tiễn. Trái lại, những lí thuyết khoa học sai lầm sẽ bị chính thực tiễn đào thải và sẽ không có chỗ đứng trong cuộc sống của con người.

Vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, là động lực, vừa là mục đích, là tiêu chuẩn đánh giá đối với mọi lí thuyết khoa học.

Trong lịch sử nghiên cứu trẻ em đã có nhiều thành tựu được thực tiễn kiểm nghiệm và trở thành lí thuyết khoa học, được ứng dụng rộng rãi và thu được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó cũng có không ít những học thuyết không phù hợp và bị thực tiễn đào thải.

- những công dân tương lai - chủ nhân của đất nước. Nghiên cứu trẻ em cần đứng vững trên quan điểm thực tiễn mới hi vọng đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học về trẻ em, mang lại lợi ích thực tiễn cho sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước nhà.

Một số lưu ý khi quán triệt quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và nghiên cứu trẻ em nói riêng:

- Mọi nghiên cứu khoa học cần dựa vào hoàn cảnh thực tiễn, phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, những cản trở trong thực tiễn giáo dục và lựa chọn trong số đó những vấn đề nổi cộm, cấp thiết làm đề tài nghiên cứu. Như vậy, đối tượng nghiên cứu sẽ là một trong những vấn đề của thực tiễn khách quan, có nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu giải quyết.

- Phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn giáo dục, tìm cho được bản chất của chúng. Những thông tin từ thực tiễn giúp ta minh họa, chứng minh cho những nguyên lý, lý thuyết giáo dục và giúp ta khái quát thành những quy luật giáo dục hoặc hình thành những nguyên lý giáo dục mới.

- Luôn bám sát thực tiễn giáo dục làm cho lý luận và thực tiễn phải luôn gắn bó với nhau. - Lý luận giáo dục và thực tiễn phải song hành, mọi nghiên cứu khoa học không đuợc xa rời thực tiễn hoặc mâu thuẫn với thực tiễn; phải hướng vào phục vụ thực tiễn (cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non). Lý luận chỉ có giá trị khi nó soi sáng thực tiễn, cải tạo thực tiễn, ứng dụng và đem lại những hiệu quả thiết thực. Thực tiễn là mảnh đất phì nhiêu đem lại sức sống cho lý luận giáo dục.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)