Sinh viên vận dụng lý thuyết để xây dựng các bài tập nghiên cứu phù hợp với từng phương pháp.
1. Hãy sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận để nghiên cứu một vấn đề lý luận về trẻ em (nội dung tự chọn).
2. Hãy tự lập một giả thuyết cho một đề tài nghiên cứu về trẻ em (nội dung tự chọn). 3. Hãy quan sát một đứa trẻ trong hoạt động vui chơi trong nhóm bạn bè theo phương pháp quan sát khoa học (lứa tuổi, trò chơi tự chọn). Trên cơ sở đó lập phiếu quan sát tương ứng.
4. Tự chọn một đề tài nghiên cứu về trẻ em và trình bày tiến trình thực hiện thực nghiệm khi triển khai đề tài đó.
5. Sử dụng một trắc nghiệm trí tuệ để nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của một trẻ lứa tuổi mẫu giáo (loại trắc nghiệm, lứa tuổi tự chọn).
6. Sử dụng một trắc nghiệm nhân cách để đoán tính tình của một đứa trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (loại trắc nghiệm, lứa tuổi tự chọn).
7. Hãy thiết kế một bộ trắc nghiệm dành cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (tự chọn loại trắc nghiệm).
8. Hãy xây dựng nội dung trò chuyện với một nhóm trẻ 4 - 5 tuổi để nghiên cứu một vấn đề nào đó tự chọn.
9. Hãy lựa chọn một số sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi. Sử dụng phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động để tìm hiểu một vấn đề nào đó về sự phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ biểu hiện qua các sản phẩm trên.
10. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiểu sử để nghiên cứu một số trẻ có điều kiện sống khác nhau để xem hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của mỗi trẻ như thế nào.
11. Xây dựng một phiếu điều tra dành cho các bậc phụ huynh để tìm hiểu về cách giáo dục trẻ mầm non và ảnh hưởng của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ.
12. Xây dựng một phiếu điều tra dành cho giáo viên mầm non để tìm hiểu về sự phát triển một phẩm chất tâm lí nào đó của trẻ mẫu giáo (tự chọn nội dung, lứa tuổi).
13. Dự giờ một hoạt động nào đó ở trường mầm non và viết báo cáo thu hoạch thu được qua hoạt động đó.
14. Lấy một ví dụ cụ thể về cách sử dụng phương pháp toán học trong nghiên cứu trẻ em. 15. Lựa chọn một đề tài nghiên cứu và phân tích cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu trẻ em sử dụng trong đề tài đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang.Giáo dục học mầm non. Tập 3. NXB Đại học Sư phạm, 1995
2. Đinh Kim Thoa.Đánh giá trong giáo dục mầm non. NXB Giáo dục, 2008)
3. Nguyễn Ánh Tuyết - Chủ biên, Lê Thị Kim Anh, Đinh Văn Vang.Phương pháp nghiên cứu trẻ em. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
4. Nguyễn Ánh Tuyết.Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB ĐHSP Hà Nội, 1994 5. Phạm Viết Vượng.Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB ĐHQG Hà Nội, 1997 6. Phạm Viết Vượng.Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, 1997. 7. Vụ Giáo dục Mầm non.Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. NXB Hà Nội, 2005
CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Thế nào là phân tích - tổng hợp lý thuyết? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Thế nào là phân loại và hệ thống hóa lý thuyết? Cho ví dụ minh họa. Câu 3: Thế nào là cụ thể hóa lý thuyết? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: Đặt giả thuyết là gì? Vai trò của phương pháp đặt giả thuyết trong nghiên cứu trẻ em. Câu 5: Trình bày phương pháp chứng minh, các loại chứng minh. Cho ví dụ minh họa. Câu 6: Thế nào là quan sát khoa học? Có mấy loại quan sát? Trình bày các bước cần thực hiện trong tiến trình quan sát? Cho ví dụ.
Câu 7: Thực nghiệm là gì? Trình bày cách tiến hành và vai trò của mỗi loại thực nghiệm trong nghiên cứu trẻ em.
Câu 8: Phân tích khái niệm về phương pháp trắc nghiệm trong nghiên cứu trẻ em. Lấy ví dụ một bài tập trắc nghiệm cụ thể (Tự chọn nội dung, lứa tuổi).
Câu 9: Thế nào là phương pháp trò chuyện? Có mấy loại trò chuyện? Phân tích ưu điểm và hạn chế của mỗi loại trò chuyện trong nghiên cứu trẻ em. Cho ví dụ.
Câu 10: Phân tích sản phẩm hoạt động là gì? Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động trong nghiên cứu trẻ em?
Câu 11: Phân tích khái niệm về phương pháp nghiên cứu tiểu sử trẻ em. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý điều gì để đảm bảo cho việc nghiên cứu thành công?
Câu 12: Thế nào là phương pháp điều tra viết? Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý điều gì để đảm bảo cho việc nghiên cứu thành công? Cho ví dụ minh họa.
Câu 13: Phân tích khái niệm về phương pháp tổng kết kinh nghiệm? Trình bày tiến trình tổng kết kinh nghiệm trong nghiên cứu trẻ em.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Một số mẫu phiếu quan sát Phiếu quan sát 1:
Phiếu quan sát trò chơi học tập hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ MG 3- 4 tuổi
Ngày... tháng... năm... Lớp ...Trường... Tên trò chơi:...
Nội dung quan sát:
STT Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Ghi chú
1 Thời điểm chơi 2 Địa điểm chơi 3 Số trẻ tự nguyện chơi 4 Số trẻ đến chơi cùng 5 Số trẻ chơi đúng luật 6 Số trẻ đạt kết quả 7 Số trẻ tự tổ chức lại trò chơi 8 Số lần trẻ tự tổ chức lại trò chơi 9 Đồ chơi
10 Những thay đổi cách chơi
Nhận xét chung: Phiếu quan sát 2: PHIẾU QUAN SÁT TRẺ - Tên trẻ: - Tuổi: - Ngày quan sát: - Nơi quan sát: - Thời gian quan sát: - Mục đích quan sát: - Mô tả kết quả quan sát: - Nhận xét:
- Kế hoạch tiếp theo:
- Tên trẻ: Nguyễn Văn Sơn - Tuổi: 18 tháng
- Địa điểm quan sát: Trong lớp - Thời gian quan sát: 10 phút
- Mục đích quan sát: Khả năng hiểu lời nói và nói của trẻ (đánh giá lĩnh vực PT ngôn ngữ)
Cô lấy truyện “Quả thị” đọc cho Sơn nghe 2 lần. Sau khi đọc xong, cô gấp sách vào. Sơn lập tức mở ngay ra và chỉ vào các bức tranh vẽ ở trong sách. Bé chỉ vào tranh cho đến khi cô nói tên tranh vẽ bé mới thôi. Bé nhắc lại lời cô: “Con mèo kêu meo meo.Con vịt kêu cạc cạc. Bà cụ gọi thị ơi”. Mỗi lần bé nhắc lại xong, bé lại nhìn cô cười. Cô gật đầu và khen bé: “Con giỏi lắm!”. sau đó bé mở sang trang khác và lại tiếp tục chỉ vào tranh như thế. Khi cô đọc truyện khác, bé nói “Không” và giở lại quyển sách đã được đọc. Bé làm đi làm lại 4 lần như thế.
a. Hãy phân tích những kết quả đã ghi ở trên và đưa ra nhận xét về sự phát triển của bé Sơn. b. Đưa ra những biện pháp để giúp phát triển lời nói của bé?
a. Nhận xét về sự phát triển của bé Sơn như sau:
- Bé Sơn rất thích nghe đọc truyện tranh. - Bé hiểu được lời nói của cô.
- Bé liên hệ được giữa lời nói và hình vẽ. - Bé nói được câu 5 từ
- Bé thể hiện cảm xúc của mình. - Bé biết tỏ thái độ không đồng tình.
Đối chiếu với yêu cầu cần đạt lứa tuổi, có thể thấy rằng khả năng hiểu lời nói và khả năng nói của bé Sơn đạt ở mức cao hơn. Lời nói của bé phát triển tốt.
b. Biện pháp để giúp phát triển lời nói của bé.
- Cho bé tiếp xúc với sách tranh. - Đọc cho bé nghe.
- Khuyến khích bé nói theo tranh.
- Đặt câu hỏi để bé trả lời theo nội dung tranh vẽ, tranh truyện.
Phiếu quan sát 3:
PHIẾU DỰ GIỜ GIÁO VIÊN MẦM NON (Dành cho người nghiên cứu)
Đề tài giờ học:………..………. Đối tượng:……….
Mục đích yêu cầu:
………... …………..………...
Phương pháp tổ chức hoạt động học tập chính:………... Người thực hiện:………... I. Công tác chuẩn bị của giáo viên
1. Giáo án
……… ………
2. Đồ dùng, đồ chơi:……… 3. Địa điểm tổ chức:………. II. Tiến hành giờ học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Thời gian
1. Biện pháp tổ chức ổn định lớp ……….…………
2. Vào bài ……….…… 3. Tổ chức cho trẻ giải quyết các nhiệm vụ nhận
thức trong giờ học
……….………
4. Tổ chức cho trẻ ứng dụng những điều đã biết vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
……….………
5. Kết thúc giờ học
……….………
III. Kết quả giờ học: 1. Mức độ TCNT của trẻ
Mức độ Các tiêu chí
MĐ 1 MĐ 2 MĐ 3
1. Hứng thú nhận thức của trẻ trong quá trình chơi
2. Mức độ giải quyết, khả năng hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ trong khi chơi
3. Mức độ tuân thủ luật chơi của trẻ
4. KN sử dụng một số thao tác trí tuệ điển hình (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá)
biết vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi, những tình huống mới
6. Sự phối hợp với bạn trong khi chơi
* Nhận xét chung:
1) Về Công tác chuẩn bị của giáo viên:
……… ……… 2) Về nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học tập của giáo viên
……… ………. 3) Về kết quả giờ học
……… ………
PHỤ LỤC 2
Ví dụ minh họa cho tiến trình tổ chức một thực nghiệm khoa học với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” (Luận án Tiến sĩ của Lê Xuân Hồng với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Ánh Tuyết)
1. Mục đích của thực nghiệm.
Tổ chức nhóm chơi không cùng độ tuổi nhằm giúp trẻ mẫu giáo mở rộng mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao tiếp của chúng.
2. Giả thuyết của thực nghiệm.
Nếu tổ chức cho trẻ mẫu giáo cùng chơi với nhau trong nhóm không cùng độ tuổi thì giao tiếp của trẻ em sẽ được phát triển thuận lợi hơn về nhiều mặt (nhận thức, xúc cảm...)
3. Hệ thống khái niệm công cụ.
- Giao tiếp
- Sự phát triển giao tiếp - Nhóm trẻ em
- Nhóm chơi cùng độ tuổi - Nhóm chơi không cùng độ tuổi - Tần số giao tiếp
- Phương tiện giao tiếp - Nội dung giao tiếp.
Trong hệ thống các khái niệm trên, những khái niệm: tần số giao tiếp, phương tiện giao tiếp, nội dung giao tiếp được coi là tiêu chí để xác định về mặt định tính và định lượng của thực nghiệm.
4. Tổ chức thực nghiệm kiểm định để tìm hiểu thực trạng.
Tổ chức cho trẻ em chơi trong nhóm cùng độ tuổi với những điều kiện bình thường rồi căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để xác định về mặt định tính cũng như định lượng khả năng giao tiếp của trẻ đang ở trình độ nào. Thực nghiệm kiểm định cho thấy giao tiếp của trẻ trong nhóm chơi cùng độ tuổi bị hạn chế nhiều, do quan hệ giao tiếp còn nghèo nàn và đơn điệu vì trẻ chỉ giao tiếp với nhau trong một độ tuổi. Điều này cho thấy rõ nhất ở nhóm chơi của trẻ mẫu giáo bé, nhất là trong tình trạng số lượng trẻ trong một lớp quá đông, cô giáo không thể giao tiếp với từng cháu. Điều đó dẫn đến sự phát triển chung, đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế.
5. Chọn nhóm thực nghiệm.
Người nghiên cứu chọn nhóm chơi bao gồm những trẻ em ở cả ba độ tuổi (bé, nhỡ, lớn). Xây dựng kế hoạch tổ chức các nhóm chơi không cùng độ tuổi sao cho vừa mở rộng được quan hệ giao tiếp mà trẻ vẫn được chơi một cách thật tự nhiên và hứng thú. Bên cạnh đó chọn ba nhóm chơi cùng độ tuổi trong điều kiện bình tường với số lượng trẻ tương đương nhóm thực nghiệm đối chứng.
Tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi trong nhóm không cùng độ tuổi nhằm mở rộng các mối quan hệ giao tiếp giữa các trẻ em theo kế hoạch định trước một cách tự nhiên. Ở đây không chỉ có mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ cùng độ tuổi mà còn có những mối quan hệ giao tiếp nhiều chiều, giữa trẻ lớn với trẻ bé và ngược lại. Trong điều kiện đó, tình huống giao tiếp dễ dàng nảy sinh, thôi thúc trẻ giao tiếp nhiều lần hơn.
Nhóm chơi không cùng độ tuổi được tổ chức trong một học kỳ với những trò chơi quen thuộc. Sự phong phú về quan hệ và phức tạp về loại hình giao tiếp cũng được tăng lên dần cho đến lúc mỗi trẻ em đều cảm thấy thích thú khi được chơi trong nhóm không cùng độ tuổi.
Trong khi tiến hành thực nghiệm với nhóm chơi không cùng độ tuổi, nhóm đối chứng vẫn giữ nguyên tình trạng như cũ.
7. Tổ chức thực nghiệm kiểm tra.
Tiến hành thực nghiệm hình thành như đã làm trước đây thêm một lần nữa nhưng trên một nghiệm thể khác để khẳng định độ tin cậy của kết quả và làm tăng tính khả thi của thực nghiệm.
8. Phân tích kết quả thực nghiệm.
- Định tính: Căn cứ chủ yếu vào những tư liệu quan sát được trong quá trình thực nghiệm (lời nói, cử chỉ của trẻ với nhau trong nhóm chơi) và một phần do các số liệu đưa lại cho thấy sự giao tiếp của trẻ đã có một bước phát triển mới về nội dung.
- Định lượng: Căn cứ vào số liệu ghi chép được qua nhiều buổi chơi của trẻ được tiến hành trong suốt quá trình thực nghiệm và được xử lí bằng thống kê toán học, cho thấy tần số giao tiếp của nhóm thực nghiệm tăng lên nhiều so với nhóm đối chứng.
9. Rút ra những kết luận khoa học.
- Trong điều kiện hiện nay, nhóm chơi của trẻ em mẫu giáo chỉ đóng khung trong giới hạn cùng một độ tuổi, nhất là ở tuổi mẫu giáo bé, nên sự giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế trong mối quan hệ đơn điệu và nghèo nàn.
- Trong điều kiện tổ chức cho trẻ nhóm chơi không cùng độ tuổi, do quan hệ giao tiếp được mở rộng, nhiều chiều nên giao tiếp của trẻ được tích cực hơn, nội dung giao tiếp phong phú hơn.
- Điều đó đã tạo ra nhưng điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhiều mặt ở trẻ: + Ngôn ngữ được phát triển nhanh hơn.
+ Tình cảm được phát triển tốt hơn: Trẻ có điều kiện để chăm sóc, thương yêu, nhường nhịn em bé, còn trẻ nhỏ được giải tỏa nỗi buồn vì xa người thân suốt cả ngày.
+ Nhận thức được mở rộng hơn, sâu sắc hơn: Trẻ bé học hỏi, bắt chước trẻ lớn, trẻ lớn lại cố gắng học hỏi, tìm hiểu nâng cao hiểu biết của mình để trả lời cho các em bé được tốt hơn, vì thế nhu cầu nhận thức được kích thích phát triển.
PHỤ LỤC 3
Một số loại trắc nghiệm chuẩn hóa thường dùng trong nghiên cứu trẻ em 1. Trắc nghiệm trí thông minh của Stanford – Binet
Một số khoản trong thang trắc nghiệm của Stanford – Binet
Tuổi Khoản Ví dụ hoặc mô tả
2 Bảng hình 3 lỗ Xếp khối: Tháp
Đặt hình (như hình tròn) vào đúng lỗ
Xếp một tháp bằng 4 khối theo mẫu sau khi nhìn trình diễn 3 Xếp khối: Cầu Xếp một cái cầu bằng các khối cạnh và một khối ở trên cùng,
theo mẫu khi đã nhìn trình diễn 4 Nhận biết các phần thân
thể. Nhớ lại tên các vật Nhận biết hình ảnh
Chỉ miệng, tóc... của búp bê bằng giấy
Khi được hỏi “Ta nấu nước bằng cái gì?” hay “Khi trời mưa ta cần cái gì?” trẻ phải chỉ đúng vào vật trong hình.
7 Tính tương đồng Vẽ hình quả trám
Trẻ trả lời câu hỏi như: “Than và củi có gì giống nhau? Tàu hỏa và xe hơi có gì giống nhau?”
Nhìn theo mẫu, vẽ hình quả tram trên giấy
8 Ngữ vựng Định nghĩa 8 từ trong bảng liệt kê. Nghe kể chuyện rồi nhắc