Cấu trúc của trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 49)

Mọi trắc nghiệm thường có hai phần: Bản trắc nghiệm và bản hướng dẫn quy trình thực hiện trắc nghiệm.

a. Bản trắc nghiệm:

Gồm các bài tập (Item) được sắp xếp theo một logic nhất định. Các bài tập trắc nghiệm trong nghiên cứu khoa học về trẻ em thường đuợc thể hiện dưới một trong ba hình thức:

1) Ngôn ngữ: ví dụ: Từ nào không phù hợp trong nhóm từ sau: gà, vịt, chó, ngan ngỗng…

2) Hình ảnh phi ngôn ngữ: ví dụ: các tranh vẽ, cử chỉ, điệu bộ...

3) Hành động: ví dụ: xếp hình với các vật liệu khác nhau, như ngôi nhà, đoàn tàu hỏa, con thuyền,...

b. Bản hướng dẫn quy trình thực hiện trắc nghiệm

Thường gồm có bốn nội dung:

1) Xuất xứ của trắc nghiệm, cơ sở lí luận và quá trình soạn thảo, chuẩn hóa trắc nghiệm

2) Giới hạn phạm vi đo lường của trắc nghiệm và những yêu cầu khi sử dụng trắc nghiệm

3) Những chỉ dẫn về cách tiến hành trắc nghiệm, cách chấm điểm và phân tích kết quả trắc nghiệm

4) Khóa điểm trắc nghiệm và kết quả định chuẩn nhằm giúp nhà nghiên cứu đối chiếu, so sánh kết quả của nghiệm thể (Kết quả đo lường trên trẻ) so với định chuẩn.

2.2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm trí tuệ trẻ em.

a. Về vấn đề xây dựng bài tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm trí tuệ là lọai trắc nghiệm dùng để xác định trình độ phát triển trí tuệ chung của trẻ em. Trong trắc nghiệm này, những bài tập đều chưa quen thuộc với trẻ, muốn hoàn thành những bài tập này, trẻ phải huy động năng lực trí tuệ, qua những hành động trí tuệ.

Độ chính xác của trắc nghiệm trí tuệ phụ thuộc vào cơ sở khoa học của việc lựa chọn các bài tập. Do sự phát triển trí tuệ của trẻ là một quá trình rất phức tạp, bao hàm nhiều mặt, nhiều biểu hiện khác nhau nên khi xây dựng bài tập cần chú ý lựa chọn theo hướng phát triển của các mặt chủ yếu.

Theo R.L. Thorndike và E. Hagen, khi xây dựng các bài tập trắc nghiệm trí tuệ dành cho trẻ em cần chú ý những điểm sau đây:

- Các bài tập phải dễ đọc, dễ hiểu

- Nếu là trắc nghiệm về học lực thì các bài tập không được nhắc lại các câu y như trong sách giáo khoa

- Các tri thức của những bài tập này không được là những câu gợi ý cho các bài tập kia - Trong các trắc nghiệm có câu trả lời lựa chọn thì các câu trả lời đúng trong mỗi bài tập phải được phân bố theo thứ tự ngẫu nhiên

- Các bài tập không được chứa những câu có hai nghĩa, hơn nữa không được có những câu cạm bẫy

- Trong các trắc nghiệm có hình thức chọn một trong hai thì cần phải tránh các từ gợi ý. Các bài tập bắt đầu bằng các từ “tất cả”, “luôn luôn”, “không bao giờ”... thường là những bài sai; còn bắt đầu bằng từ “thường hay”, “đôi khi”... thường là những bài đúng.

- Trong các trắc nghiệm thuộc loại điền, thế, cần tránh để nhiều chỗ trống trong mỗi bài tập riêng biệt. Những từ bỏ trống phải là chìa khóa để hiểu đúng đắn bài tập.

- Đối với trắc nghiệm lựa chọn thì cái bản chất nhất phải được chứa đựng trong câu hỏi chính. Không nên đưa ra quá nhiều chi tiết thứ yếu vào câu hỏi đó. Trong những câu trả lời đưa ra không được có câu hỏi đó. Trong những câu trả lời đưa ra không có những câu vô nghĩa hoặc những cạm bẫy.

b. Một số trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em.

* Trắc nghiệm trí thông minh của Stanford-Binet

Là trắc nghiệm cá nhân chuyên dùng cho trẻ em trong đó có nhiều tiểu nghiệm được sắp xếp theo từng độ tuổi (2 đến 9 tuổi). Các khoản trong tiểu nghiệm thuộc một độ tuổi nhất định là những khoản được chọn sao cho trẻ em ở độ tuổi đó hay lớn hơn mới làm được, ít tuổi hơn rất khó làm.

Khi trắc nghiệm một đứa trẻ, trước hết ta cần xem nó làm đúng được mọi khoản trong một tiểu nghiệm nào đó và tiểu nghiệm đó thuộc hạng tuổi nào thì hạng tuổi ấy được gọi là tuổi căn bản của đứa trẻ. Sau đó cho trẻ làm tiếp tiểu nghiệm ở hạng tuổi cao hơn cho tới khi đứa trẻ không làm được thì tuổi của tiểu nghiệm này được gọi là tuổi ngọn. Khi cộng kết quả lại, điểm số của đứa trẻ sẽ là tuổi trí khôn của nó.

* Trắc nghiệm Buyse - Decroly

Trắc nghiệm Buyse - Decroly dùng cho trẻ em từ 3 đến 7 tuổi và có thể trắc nghiệm một lúc được nhiều trẻ em. Các tác giả đã xây dựng được 5 trắc nghiệm dành cho 5 hạng tuổi khác nhau, yêu cầu của trắc nghiệm là phải có 75% trẻ em ở một hạng tuổi nào phải làm hết tất cả các bài tập dành cho hạng tuổi ấy và dĩ nhiên là phải làm được hết các khoản trong trắc nghiệm dành cho hạng tuổi nhỏ hơn.

Ngoài các trắc nghiệm để chẩn đoán trí thông mình của trẻ em như trên, người ta còn dùng trắc nghiệm để chẩn đoán một số mặt phát triển khác của trẻ như trắc nghiệm vận động (Trắc nghiệm vận động của Tzertzki dành cho trẻ từ 4 đến 9 tuổi), trắc nghiệm nhân cách (Trắc nghiệm tranh vẽ trẻ em; trắc nghiệm kể chuyện của trẻ em;...)...

2.2.3.4. Các dạng bài tập trong trắc nghiệm khách quan dành cho trẻ em.

a. Ghép đôi

Là loại trắc nghiệm đòi hỏi trẻ phải ghép đúng từng cặp từ (hình ảnh, miếng ghép...) ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa.

Lưu ý: Với loại câu hỏi ghép đôi, người ta thường cho số yếu tố ở cột bên trái không bằng số yếu tố ở cột bên phải..

b. Điền khuyết:

Nêu một mệnh đề, hay một hình thức tương ứng, có khuyết một bộ phận, trẻ phải nghĩ ra nội dung thích hợp hoặc tìm trong các phương án cho sẵn để điền vào chỗ trống.

Lưu ý:

- Chỉ để một chỗ trống.

- Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn (một hình ảnh một miếng ghép…) mang tính đặc trưng (người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm.)

- Cung cấp đầy đủ thông tin để chọn phương án trả lời. - Chỉ có một lựa chọn là đúng.

c. Trả lời ngắn:

Là câu trắc nghiệm đòi hỏi trả lời bằng nội dung rất ngắn .

Lưu ý:Câu hỏi và câu trả lời cần đủ, chính xác, dễ hiểu.

d. Đúng/sai:

Là trắc nghiệm đưa ra một nhận định trẻ phải lựa chọn một trong hai phương án để trả lời.

Lưu ý:

- Sử dụng thuât ngữ rõ ràng, cụ thể.

- Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc sai, không có ngoại lệ. - Soạn câu trả lời thật đơn giản.

- Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài. - Tránh các câu phủ định.

- Số từ trên hai cột không như nhau, thường từ 5 - 10. - Tránh sử dụng cách viết như sách giáo khoa.

e. Câu nhiều lựa chọn:

Là trắc nghiệm đưa ra một nhận định và 4 - 5 phương án trả lời trẻ phải chọn và đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.

Lưu ý

- Chỉ nên dùng 4 - 5 phương án lựa chọn.

- Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp. - Chỉ có một phương án chọn đúng.

- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần.

- Tránh lạm dụng kiểu “không phương án nào trên đây đúng” hoặc “mọi phương án trên đây đều đúng”.

- Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn,…).

- Phải sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên.

2.2.4. Phương pháp trò chuyện.

2.2.4.1. Khái niệm về phương pháp trò chuyện

Là phương pháp phân tích những phản ứng bằng lời của người được nghiên cứu diễn ra trong các cuộc trò chuyện với những lời trao đổi đã được xác định của người nghiên cứu.

Trong nghiên cứu trẻ em, người ta có thể trò chuyện với người lớn (cô giáo, phụ huynh, những người làm công tác quản lý giáo dục mầm non...) hoặc trò chuyện với trẻ để nghiên cứu một vấn đề nào đó.

2.2.4.2. Phân loại phương pháp trò chuyện.

a. Trò chuyện trực tiếp.

Người nghiên cứu trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi với người được nghiên cứu để phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu. Có 3 kiểu trò chuyện trực tiếp sau:

- Trò chuyện thẳng: Đặt thẳng vấn đề với người được nghiên cứu về những vấn đề mình quan tâm nghiên cứu. Ví dụ khi nghiên cứu hứng thú của trẻ với trò chơi, ta có thẻ hỏi thẳng trẻ: “Tại sao cháu thích chơi trò chơi này?”...

- Trò chuyện đường vòng: Thay vì hỏi thẳng vấn đề, người nghiên cứu có những câu chuyện mang tính gợi mở, nói xa, nói gần rồi xen lẫn những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để xét đoán phản ứng trả lời của người được hỏi. Hoặc dùng những câu chuyện khác có liên quan để trò chuyện với người được nghiên cứu, qua câu chuyện đó mà phát hiện, đánh giá vấn đề nghiên cứu. Ví dụ để khẳng định hứng thú của trẻ với một loại trò chơi nào đó, nếu ta hỏi “cháu có thích trò chơi này không?” thì hầu như mọi trẻ đều trả lời là có. Nếu ta dừng lại ở phản ứng này mà khẳng định thì dễ bị vội vàng, không chính xác.

Thực tế cho thấy phản ứng trả lời “có” ở trẻ nhiều khi là phản ứng tức thì, vô thức, theo thói quen. Do vậy để khẳng định hứng thú của trẻ với một trò chơi nào đó, ta đưa trẻ vào tình huống lựa chọn: “Cô có những trò chơi này: trò chơi xây dựng, trò chơi bán hàng, trò chơi bác sĩ... con thích chơi trò chơi nào?”, trẻ lựa chọn trò chơi nào thì đó chính là trò chơi mà trẻ thích.

- Trò chuyện kiểm nghiệm: Sau khi tiến hành nghiên cứu, người nghiên cứu dùng những câu chuyện tâm tình để kiểm tra, kiểm nghiệm xem những vấn đề mà người được nghiên cứu bộc lộ là bản chất, là tất yếu, đúng đắn hay chỉ là cái ngẫu nhiên. Vì thực tế cho thấy nhiều khi trong những tâm trạng khác nhau, thời điểm khác nhau, phản ứng trả lời của người được hỏi có thể khác nhau. Do vậy, kiểm nghiệm, kiểm tra nhiều lần là cần thiết để có những kết luận khoa học đúng đắn.

b. Trò chuyện gián tiếp.

Là loại phương pháp nghiên cứu một vấn đề nào đó ở một đối tượng nào đó thông qua việc trò chuyện với người khác hoặc thông qua thư từ, điện thoại. Phương pháp này giúp người nghiên cứu điều tra phỏng vấn trên một diện rộng, không bị lệ thuộc vào không gian và tính khuyết danh cao hơn so với trò chuyện trực tiếp. Tuy nhiên, trò chuyện gián tiếp cũng có hạn chế là người nghiên cứu không quan sát được tâm trạng cũng như khung cảnh xung quanh người được trò chuyện khi họ trả lời những vấn đề của người nghiên cứu.

2.2.4.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trò chuyện.

a. Ưu điểm

- Tính linh hoạt: Trong khi trò chuyện, người nghiên cứu có thể dùng các kĩ thuật thăm dò, gợi chuyện để tìm ra các câu trả lời cụ thể. Người nghiên cứu cũng có thể lặp lại câu hỏi nếu thấy đối tượng hiểu sai ý mình. Với những đối tượng khác nhau, người nghiên cứu có thể có những cách đặt câu hỏi khác nhau cho phù hợp. Có thể coi tính linh hoạt, mềm dẻo là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này.

- Khả năng tham gia trả lời cao: vì nhiều người không thể đọc, viết vẫn có thể tham gia trả lời được. Điều này phù hợp với trẻ mầm non.

- Quan sát được tâm trạng, hành vi ứng xử của người được nghiên cứu trong quá trình trò chuyện. Qua tâm trạng, hành vi, ứng xử của người được hỏi ta có thể đánh giá

được mức độ tin cậy của các lời trao đổi. Với trẻ em, những phản ứng trả lời thường rất hồn nhiên, chân thực.

- Tính sinh động và phong phú của thông tin thu được: Qua những câu chuyện, với sự khéo léo gợi chuyện của người nghiên cứu ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin về đối tượng, kể cả những thông tin có tính chất riêng tư. Đây là điều cần thiết để phân tích, đánh giá một số vấn đề khoa học, nhất là lĩnh vực xúc cảm, tình cảm.

b. Hạn chế

- Người nghiên cứu khó lường hết tính chủ quan của mình khi ghi chép, thu thập và đánh giá thông tin.

- Khó tránh đựoc tính chủ quan khi trò chuyện với người lớn, tính ngẫu nhiên khi trò chuyện với trẻ em.

2.2.4.4. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trò chuyện

- Người nghiên cứu phải xác định rõ mục đích trò chuyện, trên cơ sở đó xác định nội dung trò chuyện và xây dựng kế hoạch trò chuyện. Kết quả nghiên cứu phụ thuộc khá lớn vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi, xác định những vấn đề cần trò chuyện, cách thức trò chuyện. Đồng thời, cũng cần xác định được các phương án trao đổi có thể xảy ra khi ta đặt vấn đề nào đó và cần phải trao đổi cái gì sau đó, khi họ trao đổi theo một phương án nào đó...

Hệ thống các vấn đề cần trò chuyện được xây dựng thành đề cương của cuộc trò chuyện. Để cuộc trò chuyện diễn ra một cách tự nhiên, người nghiên cứu phải thuộc và làm chủ được nó. Chỉ có như vậy, trò chuyện mới mang lại hiệu quả.

- Những yêu cầu cơ bản khi tiến hành cuộc trò chuyện:

+ Phải tiếp cận với đối tượng một cách cởi mở để gây được thiện cảm với người được nghiên cứu. Nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ em chỉ trò chuyện hồn nhiên, thoải mái với nhà nghiên cứu khi nhà nghiên cứu có mối quan hệ thân thiện đối với trẻ. Do vậy, để cuộc trò chuyện với trẻ có hiệu quả cao, đòi hòi nhà nghiên cứu phải có thời gian gần gũi, làm quen với trẻ.

+ Nói cho người được trò chuyện hiểu rằng cuộc trao đổi chỉ nhằm vào mục đích khoa học và được giữ bí mật (nếu cần thiết). Khi trò chuyện với trẻ em, người nghiên cứu cần tạo ra ở trẻ sự thoải mái, vui vẻ trò chuyện với người nghiên cứu.

+ Nhận diện nhanh đặc điểm tâm lí nói chung, tâm trạng của người được nghiên cứu, để linh hoạt trong khi trò chuyện.

+ Trong quá trình trò chuyện phải bám sát mục đích nghiên cứu, không tràn lan, biết điều khiển cuộc trò chuyện theo mục đích nghiên cứu.

+ Cần phải ghi chép một cách tỉ mỉ, có hệ thống những lời trao đổi giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu một cách tế nhị (có thể ghi âm). Nhiều trường hợp, để cuộc trò chuyện diễn ra một cách tự nhiên, cởi mở, người nghiên cứu cần phải ghi nhớ trong đầu những phản ứng trả lời của người được nghiên cứu, kết thúc cuộc trò chuyện mới ghi lại bằng giấy bút.

- Phương pháp này cần phải phối hợp với các phương pháp nghiên cứu khác, nhất là phương pháp quan sát, trắc nghiệm để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục hơn.

2.2.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.

2.2.5.1. Khái niệm về phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Hoạt động là con đường cơ bản để hình thành và phát triển tâm lý, sinh lý trẻ em. Và sự phát triển tâm sinh lý trẻ em được bộc lộ rất rõ trong hoạt động, trong các sản phẩm hoạt động. Do vậy, sản phẩm hoạt động trở thành phương tiện, vật liệu để nghiên cứu sự phát triển của trẻ em.

Vậy, phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp phân tích những biểu hiện về sự phát triển tâm lí, sinh lí của trẻ em thông qua sản phẩm hoạt động của trẻ.

2.2.5.2. Các loại sản phẩm hoạt động của trẻ em.

Các sản phẩm của trẻ có thể nghiên cứu là: những cử động, khả năng ngôn ngữ, sản phẩm của hoạt động tạo hình, sản phẩm của hoạt động vui chơi, sản phẩm của trò chơi lắp ghép - xây dựng… Trong đó, sản phẩm của hoạt động tạo hình và trò chơi xây dựng là

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)