Tiến trình quan sát

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 41)

a. Chức năng của phương pháp quan sát khoa học.

- Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất. Quan sát giúp chúng ta thu thập cứ liệu về cuộc sống và hoạt động của trẻ em - những biểu hiện qua hành vi bên ngoài của đứa trẻ theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Những cứ liệu do quan sát mang lại cơ sở cho các bước nghiên cứu cao hơn, sâu sắc hơn nhằm phát hiện đặc điểm và quy luật phát triển ở trẻ.

- Chức năng kiểm chứng giả thuyết hay lí thuyết đã có. Trong nghiên cứu khoa học, khi cần xác minh tính đúng đắn của giả thuyết hay lý thuyết nào đó, nhà khoa học cần thu thập các cứ liệu từ thực tiễn để kiểm chứng. Trong nghiên cứu trẻ em cũng vậy, mọi lý thuyết về sự phát triển của trẻ em được kiểm chứng bằng cứ liệu thực tiễn mới có giá trị và được vận dụng tích cực trong công việc nuôi dạy trẻ.

Ngoài ra, quan sát khoa học còn có chức năng so sánh các kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm, đối chiếu lý thuyết với thực tiễn.

- Đặt mục đích nghiên cứu để định hướng cho việc quan sát. Trước hết, nhà nghiên cứu cần xác định đúng đối tượng quan sát, xác định được loại quan sát phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Lập kế hoạch quan sát: Xác định thời gian (dài, ngắn, liên tục hay gián đoạn...), địa điểm (ở gia đình hay ở trường, trong lớp hay ngoài trời...), số lượng trẻ (nhiều trẻ hay từng trẻ...), người quan sát (nhà nghiên cứu, giáo viên mầm non hay phụ huynh...), phương tiện quan sát (trực tiếp bằng giác quan hay sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác…).

- Tiến hành quan sát: Cần thận trọng quan sát để theo dõi kịp thời, phát hiện các thuộc tính của đối tượng, theo dõi những diễn biến dù rất nhỏ, rất tinh vi trong quá trình vận động của đối tượng, đặc biệt là những ảnh hưởng của những tác động bên ngoài tới đối tượng.

- Ghi lại các cứ liệu: Những biểu hiện, những diễn biến của đối tượng cần được ghi chép lại một cách thận trọng. Việc ghi chép kết quả quan sát có thể được tiến hành bằng nhiều cách:

+ Ghi vắn tắt theo dấu vết nóng hổi. + Ghi theo phiếu in sẵn.

+ Ghi biên bản.

+ Ghi nhật ký, theo thời gian, không gian, điều kiện, diễn biến của sự kiện. + Ghi âm, chụp ảnh, quay phim các sự kiện...

- Xử lí tài liệu: Các tài liệu thu thập được thường rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ, nhà nghiên cứu cần xử lý thận trọng bằng cách phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa bằng thống kê toán học... mới cho chúng ta những thông tin cô đọng, khái quát, đáng tin cậy. Ngoài ra, để kiểm tra lại kết quả quan sát, nhà nghiên cứu có thể tiến hành bằng nhiều cách:

+ Trò chuyện với những người tham gia tình huống.

+ Sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu. + Quan sát lặp lại lần thứ hai hay nhiều lần nếu thấy cần thiết.

+ Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm kết quả. Khi tổ chức quan sát, nhà nghiên cứu cần chú ý:

- Về phía chủ thể quan sát: Dù là ai thì cũng đều bị chi phối bởi các quy luật tâm lý, vì tâm lý chính là sự phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan của mỗi người, nên các sản phẩm của các quá trình tâm lý đó có thể không chính xác hoàn toàn. Nhất là khi nhà nghiên cứu lại bị cho phối bởi các quy luật của quá trình tri giác: tính lựa chọn, sự thích ứng... khiến cho cái nhìn có thể bị méo mó. Ngay cả khi nhà nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị hiện đại thì sản phẩm thu thập được vẫn mang tính chủ quan của người cầm máy. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần cố gắng gạt bỏ cái tôi của mình ở mức cao nhất để có cái nhìn khách quan đến đối tượng. Tốt hơn nên đối chiếu cái mình quan sát được với những điều người khác quan sát trong thực tế trước đó hay đồng thời để tài liệu thu thập được mang tính khách quan hơn.

- Về phía khách quan: Đối tượng quan sát thường nằm trong những mối quan hệ phức tạp với những sự vật hiện tượng khác, lại luôn luôn vận động và biến đổi. Do đó, tài liệu thu thập được thường bị “nhiễu” bởi các tác động ngoại lai mà bị biến dạng đi. Vì thế, nhà nghiên cứu khi quan sát cần biết gạt bỏ những rối rắm xung quanh để tập trung chú ý vào đối tượng.

Trong nghiên cứu trẻ em, quan sát là phương pháp có vai trò rất quan trọng, khó có thể thay thế được. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa trong quá trình quan sát, người nghiên cứu buộc phải đợi đến khi nào các sự kiện trong đời sống của trẻ em tự chúng xuất hiện. Bên cạnh đó, những điều kiện phức tạp của đời sống và những tác động giáo dục đến trẻ em không cho phép chỉ bằng quan sát mà vạch rõ được những nguyên nhân của những biểu hiện muôn màu muôn vẻ đó. Vì thế, quan sát nhiều khi nó chỉ cho ta nhìn thấy những gì đã biết, chứ cái chưa biết thì hay lọt ra khỏi sự chú ý của chúng ta. Do đó, phương pháp quan sát cần được tiến hành kết hợp với nhiều phương pháp khác.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháp nghiên cứu trẻ em (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)