Chu trình doanh thu và chu trình chi phí của công ty được tiến hành khá tốt, hạn chế nhiều rủi ro, sai sót, kiểm soát được quy trình bán hàng thu tiền và quy trình mua hàng trả tiền. Tuy nhiên, trong chu trình doanh thu cũng như chu trình chi phí cũng tồn tại một số nhược điểm nhỏ, em xin đưa ra các giải pháp như sau:
90
- Nên tách bộ phận kho-giao, nhận thành hai bộ phận riêng biệt là bộ phận kho chỉ có chức năng kiểm soát hàng tồn kho và bộ phận vận chuyển thực hiện chức năng giao hàng cho khách hàng hoặc nhận hàng từ nhà cung cấp.
- Ở chu trình doanh thu nên thêm một chứng từ vận đơn để xác nhận hàng đã được giao và quản lý thông tin về số lượng hàng thực xuất và số lượng thực giao.
- Chu trình chi phí ở giai đoạn nhận hàng từ nhà cung cấp, cần có thêm chứng từ để quản lý số lượng hàng hóa thực nhận.
- Tách biệt chức năng ghi chép nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản.
- Điền đầy đủ thông tin trên các chứng từ và cần có đủ các chữ ký trên hóa đơn.
- Trong hai chu trình này, kế toán cần tận dụng các chức năng Excel của phần mềm cung cấp nhiều loại báo cáo hơn cho nhà quản lý ngoài hai loại báo cáo công nợ phải thu và công nợ phải trả.
- Có quy định cụ thể bằng văn bản quy trình bán hàng thu tiền và mua hàng trả tiền và phổ biến đến từ nhân viên công ty.
91
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện đề tài “phân tích chu trình doanh thu, chu trình chi phí trong hệ thống thông tin kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn” cho thấy về cơ bản chu trình doanh thu và chu trình chi phí đã đạt được những hiệu quả nhất định, các thủ tục kiểm soát nội bộ có thể kiểm soát được các rủi ro, sai sót, phần mềm kế toán dễ sử dụng, phù hợp với công ty làm giảm bớt khối lượng công việc và tiết kiệm thời gian cho công tác kế toán. Bên cạnh đó, chu trình doanh thu và chu trình chi phí cũng có một số nhược điểm nhỏ nhưng hoàn toàn có thể khắc phục.
Đề tài đã giúp em có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống thông tin kế toán, công việc của một kế toán trong thực tế. Trong quá trình nghiên cứu em đã có cơ hội tiếp xúc và học hỏi được cách sử dụng phần mềm kế toán Trisoft. Điều này giúp em có cơ hội tiếp cận với những điều mới và tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết về chuyên môn bên cạnh việc tiếp thu những lý thuyết mà Thầy Cô đã truyền đạt trên lớp. Đây là cơ hội để em tiếp cận với công việc sau này của mình một cách tốt hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước và các cấp có thẩm quyền:
- Xây dựng chế độ kế toán ổn định, hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và hệ thống chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện các doanh nghiệp dể dàng hơn trong công tác kế toán, thuận lợi hơn trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới.
- Thiết lập một tổ chức độc lập đảm trách việc đánh giá chất lượng các phần mềm kế toán nhằm nâng cao chất lượng các phần mềm tạo ra. Từ đó giúp các đơn vị sử dụng có được phần mềm kế toán tốt nhất.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thúy An, 2013. Bài giảng môn hệ thống thông tin kế toán 1.
Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thế Hưng, 2008, Hệ thống thông tin kế toán: Lý thuyết, bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Lê Phước Hương, 2011. Hệ thống thông tin kế toán (phần 2). Đại học Cần Thơ.
4. Thiều Thị Tâm và các cộng sự, 2008. Hệ thống thông tin kế toán: Tóm
tắt lý thuyết-100 bài tập tự giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán-Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Hệ thống thông tin kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê.
93
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn.
Câu hỏi Trả lời
Có Không Không áp dụng MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1. Nhà quản lý có đặt quyền lợi chung lên hàng đầu bằng cách thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong cả lời nói và việc làm hay không?
2. Phản ứng với các vi phạm của cấp dưới bằng sự xem xét khách quan và hành động chính đáng?
3. Đảm bảo nhân viên có những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình?
4. Có bảng mô tả công việc trong đó quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của một công việc cụ thể và xem xét phạm vi cá nhân phải tự thực hiện và phạm vi cần giám sát?
5. Nhà quản lý có thích tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên không?
6. Có cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp quản lý và có các tiêu chuẩn kiểm soát thích đáng có thể hiện trong bảng mô tả công việc?
7. Có các chính sách nhân sự và thủ tục liên quan để có thể tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực và trung thực để phục vụ hữu hiệu cho công ty?
8. Nhân viên có hiểu trách nhiệm và thủ tục áp dụng cho công việc của họ?
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
9. Phân quyền đến cấp thấp nhất?
10. Tập trung mọi quyết định, quyền hành về một cấp?
94
Câu hỏi Trả lời
Có Không Không áp dụng
11. Mục tiêu phát triển của công ty có được thiết lập qua từng thời kỳ?
12. Các mục tiêu của công ty có được truyền đạt, phổ biến đến từng cấp quản lý và nhân viên không?
13. Công ty có đánh giá đầy đủ rủi ro từ các nguồn lực bên ngoài không?
14. Công ty có lượng định rủi ro của từng loại nghiệp vụ để thiết kế các thủ tục kiểm soát thích hợp, đầy đủ?
15. Công ty có xác định rủi ro riêng biệt cho từng hoạt động không?
16. Những cấp quản lý tham gia vào việc đánh giá rủi ro có phù hợp và sát với thực tế không?
CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT
17. Các thủ tục kiểm soát có được áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động của công ty?
18. Có sự tách biệt giữa chức năng bảo quản tài sản với chức năng kế toán?
19. Có sự tách biệt chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản?
20. Có sự tách biệt chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng kế toán?
21. Các chứng từ có được đánh số liên tục trước khi sử dụng?
22. Các chứng từ có được thiết kế đơn giản, rõ ràng dễ hiểu, dễ sử dụng không?
23. Sổ sách có được đóng chắc chắn, đánh số trang, quy định nguyên tắc ghi chép không?
95
Câu hỏi Trả lời
Có Không Không áp dụng
24. Tất cả các nghiệp vụ hoặc hoạt động được phê chuẩn bởi một nhân viên quản lý trong phạm vi quyền hạn cho phép?
25. Các nhân viên vận hành máy móc thiết bị có hạn chế quyền truy cập vào những chương trình nguồn hay không?
26. Có phần mềm kiểm soát nhằm hạn chế đối tượng truy cập?
27. Có hệ thống sao lưu dữ liệu dự phòng không?
28. Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế có được thực hiện định kỳ không?
29. Quan hệ của bộ phận kiểm tra giám sát với các đơn vị khác của công ty có trên tinh thần độc lập, hợp tác và hỗ trợ không?
30. Có tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, kinh nghiệm của kiểm soát viên nội bộ không?
31. Nhà quản lý có xem xét và đánh giá lại những việc đã thực hiện bằng cách so sánh số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán?
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
32. Nhà quản lý có được cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin bên trong và bên ngoài nhằm phục vụ cho việc thiết lập mục tiêu và phân tích hoạt động?
33. Thông tin có được cung cấp cho đúng đối tượng (đầy đủ, mang tính tổng hợp, đi thẳng vào cốt lõi vấn đề và kịp thời) để nhà quản lý có thể giám sát hiệu quả và có hành động cần thiết không?
96
Câu hỏi Trả lời
Có Không Không áp dụng
34. Việc truyền đạt thông tin trong công ty có được xuyên suốt, thích hợp, đầy đủ và kịp thời để mọi người có thể hiểu và làm tròn trách nhiệm của mình không?
35. Có các biện pháp đảm bảo chất lượng của hệ thống thông tin kế toán không?
GIÁM SÁT
36. Toàn bộ quy trình hoạt động của công ty đều được giám sát và điều chỉnh cần thiết không?
37. Việc giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua ý kiến đóng góp của khách hàng hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các yếu tố bất thường không?
38. Giám sát định kỳ thông qua việc kiểm tra do bộ phận có thẩm quyền thực hiện không?
97
Phụ lục số 2: Hình minh họa khai báo thông tin người mua hàng thông qua webside
98
Phụ lục số 3: Hình minh họa khai báo thông tin thanh toán thông qua webside
Nguồn: Tổng hợp từ webside công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn
Phụ lục số 4: Hình minh họa bảng tổng hợp công nợ phải thu
99
Phụ lục số 5: Minh họa việc nhập liệu vào phần mềm công nợ phải thu
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn
Phụ lục số 6: Minh họa nhập liệu vào phần mềm kho
100
Phụ lục số 7: Minh họa nhập liệu vào màn hình kế toán
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn
Phụ lục số 8: Minh họa việc nhập liệu vào phần mềm công nợ phải trả
101
Phụ lục số 9: Minh họa bảng tổng hợp công nợ phải trả
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn
Phụ lục số 10: Hình minh họa nhập liệu vào phần mềm kế toán
102
Phụ lục số 11: Minh họa việc nhập liệu vào phần mềm công nợ phải trả
103
Phụ lục số 12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn năm 2012
104
Phụ lục số 13: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn năm 2013
105
Phụ lục số 14: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn quý 1&2 năm 2013
106
Phụ lục số 15: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhân Kiến Văn quý 1&2 năm 2014