Đối với các doanh nghiệp, khách hàng liên quan

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thịnh phú an giang (Trang 84)

Đối với các doanh nghiệp, khách hàng liên quan: Có thái độ hợp tác tuân thủ các quy định của công ty khi trở thành đối tác của công ty. Tích cực đưa ý kiến đóng góp về HTKSNB của công ty để giúp ban lãnh đạo và ban kiểm soát công ty nhận ra thiếu sót, bổ sung, hoàn thiện HTKSNB.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

2. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Khoa Kế toán – Kiểm toán, 2012. Kiểm toán. Quý IV năm 2012.

3. PGS.TS. Nguyễn Đình Hựu, 2012. Cẩm nang kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật.

4. Th.s. Phan Trung Kiên, 2008. Kiểm toán lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

5. Nguyễn Định Luận, 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế&Phát triển số 193 tháng 7/2013, trang 9-14.

6. Theo Bwportal, 2012. Hệ thống kiểm toán soát nội bộ vận hành như thế nào? < http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/5158/He-thong-kiem- toan-soat-noi-bo-van-hanh-nhu-the-nao.aspx >. [Ngày truy cập: ngày 11 tháng 12 năm 2014].

7. Theo T.S.Trần Thị Cẩm Thanh, 2014. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và trả tiền tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định.

< http://hoiketoankiemtoan.vn/tabid/452/newsid/3359/Giai-phap-hoan- thien-he-thong-kiem-soat-noi-bo-chu-trinh-mua-hang-va-tra-tien-tai-cac-

doanh-nghiep-thuong-mai-tren-dia-ban-tinh-Binh-Dinh.aspx >

8. Theo Cục xúc tiến thương mại, 2012. Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012. < http://www.vietrade.gov.vn/go/2681-xuat-khau-gao-cua-

viet-nam-mua-vu-20112012.html >

9. Theo Vinanet, 2014. Thịtrường lúa gạo 6 tháng đầu năm 2014 và dự báo. <http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?ZID1=21&ID8=27485& ID1=1>

75

PHỤ LỤC 1 NỘI QUY CÔNG TY

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỊNH PHÚ AN GIANG

---

Địa chỉ: Khóm Long Thạnh - P.Long Châu TX.Tân Châu, An Giang

Điện thoại: 076. 3536 999

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

---

TX. Tân Châu, ngày 25 tháng 01 năm 2011

NỘI QUY LAO ĐỘNG

- Để bảo đảm trật tự, nền nếp trong quá trình lao động sản xuất;

- Để bảo đảm sự phát triển hài hòa, ổn định của quan hệ lao động;

- Sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty;

Giám đốc Công ty ban hành bản Nội quy lao động (NQLĐ) của Công ty cổ xuất nhập

khẩu Thịnh Phú An Giang với những nội dung sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 :Đối tượng thi hành Nội quy lao động

Tất cả những người lao động làm việc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang (sau đây gọi tắt là Công ty), kể cả lao động hợp đồng theo thời vụ, thuê mướn,

học nghề, học sinh, sinh viên thực tập là đối tượng thi hành bản NQLĐ này.

Điều 2 : Tất cả việc tuyển dụng, xử lý kỷ luật, giờ làm việc, tăng ca, nghỉ phép, tiền lương, phúc lợi, thưởng phạt, nghỉ việc đều được thực hiện theo nội quy của Công

ty.Những điều chưa quy định tại nội quy này được thực hiện theo bộ luật lao động pháp

luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều khoản bổ sung của nội

quy này.

Điều 3 : Thời hạn của Nội quy lao động

Bản NQLĐ này có thời hạn kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2011 đến khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Chương II

THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

Điều 4 : Thời giờ làm việc

1- Thời giờ làm việc trong Công ty thực hiện như sau : 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần. Giờ làm việc trong ngày được chia thành hai buổi :

- Sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 00

- Chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00

Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 01 đến 02 giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động –

76

2- Giám đốc Công ty, Thủ trưởng đơn vị có quyền huy động làm thêm giờ trong các trường hợp sau :

2.1- Vượt lũ, phòng chống lụt bão, ngăn ngừa tai nạn;

2.2- Hỏa hoạn, thiên tai bất thường khác;

2.3- Để bảo đảm tiến độ thi công gấp rút và các yêu cầu đột xuất;Tổng số giờ làm thêm của một người lao động không được quá 04 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm.

3- Tiền lương, tiền công của người lao động làm thêm giờ được trả theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:

3.1. Vào ngày thường bằng 150% ;

3.2. Vào ngày nghỉ hàng tuần bằng 200%;

3.3. Vào ngày Lễ, ngày nghỉ có hưởng lương bằng 300%. Nếu làm việc vào ban đêm (từ

22 giờ đến 6 giờ) thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.

4- Tất cả mọi người lao động trong Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh thời giờ làm việc, không đi muộn về sớm, không tự ý rời khỏi nơi làm việc (trừ trường hợp nơi làm

việc có nguy cơ không an toàn), không làm việc riêng trong giờ làm việc.

Điều 5 : Thời giờ nghỉ ngơi

1- Người lao động làm việc theo ca 8 giờ liên tục được nghỉ 30 phút, làm ca đêm thì giữa ca được nghỉ 45 phút tính vào giờ làm việc. Thời gian làm ca đêm (ca 3) là từ 22

giờ đến 6 giờ. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi

chuyển sang ca khác.

2- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ngày chủ nhật; Đối với các đơn vị trực tiếp thi

công do tính chất công việc theo mùa nên người lao động được nghỉ tính bình quân một

tháng ít nhất 4 ngày.

3- Người lao động được nghỉ 9 ngày Lễ trong năm, được hưởng nguyên lương theo Điều

73 của Bộ luật Lao động :

- Tết dương lịch nghỉ một ngày (ngày 01/01 dương lịch);

- Tết âm lịch nghỉ bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch);

- Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ một ngày (ngày 10/3 âm lịch);

- Ngày chiến thắng nghỉ một ngày (ngày 30/4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động nghỉ một ngày (ngày 01/5 dương lịch);

- Ngày Quốc khánh nghỉ một ngày (ngày 02/9 dương lịch).

4- Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ hàng năm (phép năm) theo quy định tại các Điều 74, 75,76, 77 của Bộ luật Lao động. Việc giải quyết cho người lao động nghỉ hàng năm được quy định chi tiết trong Thoả ước lao động tập thể

của Công ty.

5- Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút; trong thời gian kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc,

mà vẫn được hưởng đủ lương.

Điều 6 : Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1- Người lao động được nghỉ về việc riêng được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau :

- Kết hôn, nghỉ ba ngày. - Con kết hôn, nghỉ một ngày.

77

2- Người lao động muốn nghỉ việc không hưởng lương phải có đơn và được Tổng giám đốc Công ty chấp thuận.

Chương III

AN NINH, TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY

Điều 7: Trong giờ làm việc, mọi người lao động phải thực hiện tốt những điểm dưới đây

:

1- Nơi làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ;

2- Không gây ồn ào, làm mất trật tự, không làm ảnh hưởng đến công việc của người

xung quanh.

3- Giữ thái độ lịch sư, nghiêm túc trong giao tiếp

4- Không đưa người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc;

Điều 8: Nghiêm cấm người lao động vi phạm những điểm dưới đây :

1- Đánh bài ăn tiền;

2- Nghiện hút, tiêm trích ma túy, dùng chất kích thích;

3- Uống rượu bia trong giờ làm việc;

4- Đem chất nổ, chất cháy, chất độc, vũ khí ...vào nơi làm việc khi không được cấp có

thẩm quyền cho phép.

Điều 9: Người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh mệnh lệnh điều hành sản xuất,

kinh doanh của Thủ trưởng đơn vị hoặc người phụ trách. Đảm bảo sản xuất đúng tiến độ, giao hàng đúng hẹn. Trường hợp có khó khăn phải báo cáo xin hướng dẫn, giúp đỡ để

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty là Tổng giám đốc (trừ những lĩnh vực

thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Công ty).

Điều 10: Thủ trưởng đơn vị hoặc người phụ trách khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới phải

nêu rõ nội dung, yêu cầu, khối lượng, chất lượng và thời gian phải hoàn thành công việc;

tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ để cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 11 : Người lao động hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành tốt NQLĐ sẽ được hưởng đầy đủ tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác do Công ty quy định.

Người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không chấp hành NQLĐ thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy định ở Chương VI Nội quy này.

Chương IV

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 12 : Công ty có trách nhiệm :

1- Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ, các biện pháp cải thiện điều kiện

lao động, chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

2- Xây dựng các quy định về ATLĐ, VSLĐ cho từng loại thiết bị, nơi làm việc; có biện

pháp loại trừ các nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động.

Điều 13 :Người lao động có nghĩa vụ :

1- Chấp hành các quy định về AT, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được

giao.

2- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị an toàn đã

được trang cấp, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường. Vệ sinh nơi làm việc

luôn sạch sẽ.

3- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố, TNLĐ.

78

1- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải

thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực

hiện biện pháp an toàn, vệsinh lao động.

2- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe

dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách

trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu thấy nguy cơ đó chưa được khắc phục.

3- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về AT, VSLĐ trong HĐLĐ, TULĐTT.

Điều 15 : Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, bị TNLĐ, BNN được hưởng quyền lợi theo Điều l04, l05, l06, l07 Bộ luật lao động.Người lao động có bệnh được Thủ trưởng đơn vị giải quyết cho nghỉ làm việc để khám, chữa

bệnh theo quyết định của thầy thuốc.

Chương V

BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ BÍ MẬT CÔNG NGHỆ KINH DOANH

Điều 16 :Người lao động trong Công ty có trách nhiệm:

1- Giữ gìn bí mật công nghệ, kinh doanh của Công ty; bảo vệ tài sản, thiết bị, hồ sơ, tài

liệu, số liệu của Công ty thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

2- Không được tự ý cung cấp số liệu, tài liệu cho bất cứ tổ chức cá nhân nào ngoài Công

ty khi chưa được phép của Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty.

3- Không được mang tài liệu mật, tài liệu cần bảo quản, lưu trữ về nhà riêng (trừ trường

hợp được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty).

4- Có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu, tài sản được giao quản lý, sử dụng; không để hư hỏng, mất mát.

5- Không được mang tài sản của Công ty ra khỏi cơ quan, đơn vị khi chưa được sự đồng

ý của Thủ trưởng trực tiếp.

6- Mua sắm, sử dụng vật tư, tài sản ... đúng theo quy định của Nhà nước và của Công ty.

7- Hết giờ làm việc, phải kiểm tra tắt điện, nước, khóa cửa trước khi ra về.

8- Báo cáo đầy đủ và trung thực nhiệm vụ không được lợi dụng chức quyền để nhận hoa

hồng, tiền bồi dưỡng từ khách hàng dưới bất cứ hình thức nào gây mất uy tín cho công

ty.

9- Tuân thủ tuyệt đối sự phân công công việc và điều động của cấp trên.

10- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính đoàn kết nội bộ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chương VI

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 17 : Kỷ luật lao động.

1- Người lao động có trách nhiệm tuân thủ triệt để NQLĐ của Công ty. Những trường

hợp sau đây được coi là vi phạm kỷ luật lao động (KLLĐ) :

1.1- Không đến nơi làm việc hoặc đến nhưng say rượu, bia;

1.2- Đến nơi làm việc muộn so với giờ quy định hoặc về sớm trước giờ quy định;

1.3- Làm việc riêng trong giờ lao động hoặc nghỉ giải lao quá thời gian quy định;

1.4- Không tuân thủ quy trình công nghệ, quy định về vận hành xe máy, thiết bị, quy

định về ATLĐ, VSLĐ, phòng chống cháy nổ;

1.5- Không hoàn thành nhiệm vụ đúng khối lượng, chất lượng, tiến độ được giao;

79

1.7- Sử dụng vật tư, nhiên liệu quá định mức quy định;

1.8- Tự ý rời khỏi nơi làm việc hoặc ngừng làm việc (trừ trường hợp bắt buộc, nếu

không sẽ gây tai nạn);

1.9- Không chấp hành lệnh điều hành sản xuất, công tác của người chỉ huy, kể từ Tổ trưởng sản xuất trở lên;

1.10- Lấy cắp tiền, tài sản của Công ty không kể nhiều hay ít;

1.11- Thiếu trách nhiệm gây thất thoát tiền, tài sản làm thiệt hại cho Công ty;

1.12- Làm lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của Công ty;

1.13- Vi phạm các nội quy, quy chế của Công ty.

2- Người lao động vi phạm KLLĐ, tùy theo mức độ nặng, nhẹ và số lần vi phạm, sẽ bị

xử lý kỷ luật theo một trong hình thức sau :

2.1- Khiển trách;

2.2- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn thời hạn tối đa là 6 tháng, hoặc cách chức;

2.3- Sa thải trong các trường hợp sau:

2.3.1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh

hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty;

2.3.2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm việc

khác với mức lương thấp hơn mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật, hoặc bị xử

lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

2.3.3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thịnh phú an giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)