3.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỊNH PHÚ AN GIANG.
- Tên giao dịch quốc tế: THINH PHU AN GIANG IMPORT – EXPORT CORPORATION
- Tên viết tắt: THINH PHU ANGIMEX - Ngày thành lập: 21- 01- 2011
- Mã số thuế: 1601450365
- Vốn điều lệ: 160.000.000.000 đồng
- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 1601450365 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp (đăng kýlần đầu ngày 21/01/2011, thay đổi lần thứ 05 ngày16/08/2013)
- Điện thoại: 076. 3536 999
- Website: www.thinhphuangiang.com - Fax: 076. 3536 777
- Tên giám đốc : Liêm Chánh Thái
(Bắt đầu từ1/1/2014 giám đốc là Liêm Hồng Khiêm)
- Vịtrí địa lý:
+Địa chỉ: Khóm Long Thạnh - P.Long Châu - TX.Tân Châu An Giang. + Hệ thống Nhà máy xay xát chế biến lương thực nằm gần sông Tiền nên thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cho nhà máy. - Năng lực của công ty: Thinh Phu Angimex với năng lực sản xuất 1.000 tấn/ngày, sức chứa kho trên 80.000 tấn cùng hệ thống sấy, xay xát, lau bóng gạo, tách màu hiện đại. Các thị trường nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng đến như: Singapore, Russia, China, Algeria, Mexico, South Africa, Angola, Tanzania, Benin…..
3.1.2. Lịch sử hình thành
Công ty CP XNK Thịnh Phú An Giang được thành lập vào ngày 21/01/2011 là một Doanh Nghiệp có dự án đầu tư lớn nhất nhì trên địa bàn Tỉnh An Giang. Với tổng diện tích 12 hecta, hệ thống Nhà máy xay xát chế biến lương thực nằm gần sông Tiền nên thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cho nhà máy. Hệ thống Silo chứa gạo và máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Trung Quốc ….cùng quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ
16
Công ty CP XNK Thịnh Phú An Giang hứa hẹn sẽ là một Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và dịch vụ chuyên nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Thinh Phu Angimex cũng không ngừng cải tiến để đáp ứng sự kỳ vọng, mong muốn ngày càng cao của khách hàng và yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới.
Những thành tựu bước đầu doanh nghiệp đạt được:
- Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam cấp giấy chứng nhận là Hội Viên chính thức vào ngày 05/06/2013.
-Giấy chứng nhận “ Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo” do Bộ Công Thương cấp ngày 26/06/2013.
Mục tiêu của công ty: Hiểu được mong muốn và xu hướng người tiêu dùng là ngày càng quan tâm đến sản phẩm chất lượng, tính an toàn và nguồn gốc rõràng, Thinh Phu Angimex đã xây dựng và phát triển các sản phẩm gạo đóng gói có nhãn hiệu, đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 an toàn vệ sinh thực phẩm và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Hướng đến mục tiêu vì cộng đồng, Thinh Phu Angimex luôn ý thức bảo vệ môi trường, đó cũng là hoài bảo và trách nhiệm của công ty.
3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH 3.2.1. Ngành nghề kinh doanh: 3.2.1. Ngành nghề kinh doanh: - Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch - Đại lý, môi giới, đấu giá
- Bán buôn gạo
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ - Vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa - Kho bãi và lưu giữ hàng hoá
- Xay xát và sản xuất bột thô
3.2.2. Sản phẩm kinh doanh chính
- Sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo Parboiled xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. - Sản xuất, chế biến gạo trắng các loại phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
- Sản phẩm mới Nếp đồ đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. - Sản phẩm Trấu ép viên theo quy trình công nghệ và thiết bị hiện đại.
+ Sản phẩm gạo đồ của Thinh Phu Angimex :
Nguyên liệu từ lúa qua nhiều công đoạn ngâm, hấp, sấy để tạo ra sản phẩm gạo đồ đạt chất lượng cao. Sau đó gạo đồ được hun trùng, tách màu và đóng gói cẩn thận đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp giữ được mùi vị, hương thơm đặc trưng của gạo và thời gian bảo quản cũng được kéo dài lâu hơn.
17 + Sản phẩm Trấu ép viên:
Tận dụng nguồn phế phẩm dồi dào từ quá trình xay xát chế biến gạo, số lượng trấu được đưa qua hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài để tạo ra sản phẩm trấu ép viên. Đây là sản phẩm mới sử dụng làm chất đốt, thức ăn gia súc……
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1. Tổ chức quản lý của công ty
Trong doanh nghiệp cơ cấu tổ chức thể hiện sự chặt chẽ của cả hệ thống. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng tránh được sự bất cập trong công việc.
Nguồn Sơ đồcơ cấu tố chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang.
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty hoạt động thông qua cuộc họp hội đồng quản trị.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện pháp luật (pháp nhân) có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty.
- Ban kiểm soát: có 3 thành viên Hội đồng quản trị bầu ra với nhiệm vụ giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Giám đốc, bộ máy của doanh nghiệp và các đơn vị thành viên. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước hội đồng quản trị của Tổng công ty.
- Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm pháp lí cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành sản xuất kinh
Ban kiểm soát Hội đồng Quản trị Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giám Đốc Phòng Kỹ thuật Phòng Nhân sự Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng
Điều phối sản xuất
18
doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty trong việc điều hành, quản lí của công ty.
- Phòng kỹ thuật: tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng; quản lý vật tư, thiết bị; quản lý an toàn, lao động, vệsinh môi trường tại các dự án; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Phòng kế toán: tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý chặt chẽ tình hình nguồn vốn tài sản của công ty theo chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực hiện công tác báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược: thống kê tổng hợp sản xuất; điều độ sản xuất kinh doanh; lập dự toán; quản lý hợp đồng kinh tế; thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; thực hiện các nhiệm vụkhác do Giám đốc giao.
- Phòng nhân sự: tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
- Phòng điều phối sản xuất: quản lý, điều phối các hoạt động sản xuất ở nhà máy.
- Kho: quản lý hàng tồn kho và nguyên, vật liệu sản xuất.
3.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.2.1. Sơ đồ tổ chức 3.3.2.1. Sơ đồ tổ chức
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Nguồn Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang.
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán tổng hợp Kế toán TM và thanh toán Kế toán vật tư – tài sản Kế toán công nợ và TGNH Thủ quỹ Kế toán trưởng
19
Chức năng và nhiệm vụ của từng cá nhân
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp tổ chức, quản lí và điều hành bộ máykế toán. Có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho giám đốc, trực tiếp lãnh đạo các nhân viên kế toán trong công ty, kiểm tra công tác thu nhập và xử lý chứng từ kiểm soát và phân tích tình hình vốn của đơn vị..Cuối tháng, kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra báo cáo quyết toán do kế toán tổng hợp lập nên để báo cáo cho lãnh đạo.
- Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra số liệu của các kế toán viên rồi tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán theo quý. Tập hợp chi phí xác định doanh thu, hạch toán lãi lỗvà đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước - Kế toán tiền mặt và thanh toán: Ghi chép, phản ảnh kịp thời chính xác đầy đủ các khoản thu chi tiền mặt, thanh toán nội bộ và các khoản thanh toán khác, đôn đốc việc thực hiện tạm ứng.
- Kế toán công nợ và tiền gửi ngân hàng : Theo dõi tình hình biến động của tiền gửi và tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ chức. - Kế toán vật tư - tài sản: Theo dõi tình hình cung ứng, xuất - nhập vật tư, kiểm tra giám sát về sốlượng hiện trạng tài sản cốđịnh hiện có, tình hình tăng giảm, tính và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm theo dõi tình hình thu - chi và quản lí tiền mặt của công ty.
3.3.2.2. Chính sách kế toán và hình thức kế toán
Chính sách kế toán:
- Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12 - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng
- Phương pháp kế toán thuế giá trịgia tăng: theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: thực tếđích danh.
- Phương pháp khấu hao tài sản cốđịnh: theo phương pháp tuyến tính. Hình thức kế toán:
20
Ghi chú:
Ghi hàng ngày (định kỳ)
Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn Chính sách kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang.
Hình 3.3 Trình tự ghi chép theo hình thức kế toán: Nhật ký chung
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Nhật ký chung:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Trường hợp dùng sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ nhật ký đặc biệt có liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký đặc biệt và lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp. - Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ nhật ký, phải căn cứ vào các chứng từ gốc ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vào căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký
chung
Sổ quỹ Sổ chi tiết
21
Danh mục chứng từ, sổ sách kế toán tại đơn vị: - Sổ chi tiết tiền mặt
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng - Sổ nhật ký chung
- Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ cái
- Sổ quỹ
- Sổ theo dõi thuế GTGT...
- Và các sổ chi tiết khác theo yêu cầu của đơn vị.
3.5. SƠ LƯỢC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
22
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối (Đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (đồng) Tương đối (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.048.075.907.551 1.038.084.198.927 746.076.531.666 (9.991.708.624) (0,95) (292.007.667.261) (28,13) Các khoản giảm trừ doanh thu 12.947.342.765 11.190.873.986 9.802.802.000 (1.756.468.779) (13,57) (1.388.071.986) (12,40) Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.035.128.564.786 1.026.893.324.941 736.273.729.666 (8.235.239.845) (0,80) (290.619.595.275) (28,30) Giá vốn hàng bán 1.000.348.358.840 995.273.921.970 713.894.916.676 (5.074.436.870) (0,51) (281.379.005.294) (28,27) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 34.780.205.946 31.619.402.971 22.378.812.990 (3.160.802.975) (9,09) (9.240.589.981) (29,22)
Doanh thu hoạt động
tài chính 6.237.389.940 7.997.764.510 20.627.605.779 1.760.374.570 28,22 12.629.841.269 157,92 Chi phí tài chính: 15.736.020.493 17.772.039.224 17.543.319.342 2.036.018.731 12,94 (228.719.882) (1,29) Trong đó: Chi phí lãi vay 12.374.993.174 16.092.504.999 15.661.259.751 3.717.511.825 30,04 (431.245.248) (2,68) Chi phí bán hàng 18.377.393.023 18.679.559.319 15.930.728.987 302.166.296 1,64 (2.748.830.332) (14,72) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.983.883.992 2.797.273.348 2.998.894.760 (186.610.644) (6,25) 201.621.412 7,21 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 3.920.298.378 368.295.590 6.533.475.680 (3.552.002.788) (90,61) 6.165.180.090 1.673,98 Thu nhập khác 12.494.830.402 14.463.148.364 1.804.518.909 1.968.317.962 15,75 (12.658.629.455) (87,52)
Chi phí khác 1.989.487.240 2.272.115.728 5.406.793 282.628.488 14,21 (2.266.708.935) (99,76)
Lợi nhuận khác 10.505.343.162 12.191.032.636 1.799.112.116 1.685.689.474 16,05 (10.391.920.520) (85,24) Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 14.425.641.540 12.559.328.226 8.332.587.796 (1.866.313.314) (12,94) (4.226.740.430) (33,65) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3.606.410.385 3.139.832.057 2.083.146.949 (466.578.328) (12,94) (1.056.685.108) (33,65) Lợi nhuận sau thuế
thu nhậpdoanh nghiệp 10.819.231.155 9.419.496.269 6.249.440.847 (1.399.734.886) (12,94) (3.170.055.422) (33,65)
23
Nhận xét:
Nhìn chung kết quảkinh doanh năm sau thấp hơn năm trước cho thấy tình hình kinh doanh của công ty từnăm 2011- 2013 là không hiệu quả.
Về doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm 0,95% tương ứng với số tiền là 9.991.708.624 đồng. Được biết nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu gạo đầu năm 2012 phải chịu nhìu áp lực cạnh tranh từ nước Ấn Độ. Tuy đến quý II/2012 tình hình xuất khẩu gạo được cải thiện và có xu hướng tăng hơn năm 2011 nhưng vẫn đạt giá trị thấp vì chịu ảnh hưởng bởi giá gạo bình quân thế giới giảm mạnh đến cuối năm. Đến các quý tiếp theo tình hình kinh doanh lại có hướng đi xuống. Trong năm, công ty đẩy mạnh các khoản cho vay ngắn hạn nên đã nâng mức doanh thu hoạt động tài chính lên 28,22% so với năm 2011.
Tình hình kinh doanh của công ty lại tiếp tục chuyển biến xấu trong năm 2013 khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh đến hơn 28% so với năm 2012 vì ảnh hưởng của các nguyên nhân từ năm 2012 kèm theo áp lực cạnh tranh gay gắt với Thái Lan đối với thị trường xuất khẩu sang Châu Phi. Đáng chú ý, trong năm 2013 công ty đã tăng cường các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn nên đẩy mức doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh lên 157,92% so với cùng kỳ năm 2012.
Về chi phí:
Chi phí lãi vay năm 2012 tăng 3.717.511.825 đồng so với năm 2011 do trong năm 2012 công ty phải chịu tổn thất chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Công ty đã áp dụng nhiều chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhiều khoản chi phí dành cho nhân viên… những chính sách này đạt hiệu quả khi chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đã giảm 6,25% so với năm 2011. Sang năm 2013, chi phí bán hàng giảm đến 14,72% do công ty mở rộng được hệ thống