Công ty nên thực hiện biện pháp chia sẻ rủi ro như mua bảo hiểm cho nhà máy. Nghiêm túc thực hiện an toàn lao động, tổ chức các đợt phòng cháy chữa cháy đột xuất để tập cho nhân viên khảnăng đối phó với tai nạn bất ngờ.
Một hệ thống KSNB dù được thiết kế tốt thế nào đi chăng nữa nhưng nếu không có sự kiểm tra giám sát tốt thì hệ thống đó sẽ mất dần tính hữu hiệu. Mặt khác, khi điều kiện kinh doanh thay đổi thì hệ thống KSNB được thiết kế trước đây có thể không còn phù hợp trong tình hình mới. Hơn nữa, thông qua việc kiểm tra giám sát giúp đơn vị thấy được những khiếm khuyết trong thiết kế và vận hành hệ thống. Vì vậy, việc kiểm tra giám sát hệ thống KSNB cần phải được quan tâm ở mức độ cần thiết. Cụ thểnhư sau:
- Kiểm tra giám sát thường xuyên: ngoài việc thiết kế hệ thống để các nhân viên các phòng ban thực hiện việc giám sát lẫn nhau thì các cấp quản lý trong đơn vị phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện hằng ngày trong phạm vi quản lý. Một mặt giám sát việc thực hiện của nhân viên, mặt khác người quản lý cũng phát hiện được những chi tiết chưa hợp lý của chu trình. Giám sát thường xuyên cũng bao gồm việc ghi nhận những báo cáo về các khuyếm khuyết của hệ thống của những nhân viên cấp dưới trực tiếp thực hiện.
71
- Phân tích đánh giá định kỳ: định kỳ các cấp quản lý tham gia trong chu trình phải phân tích, đánh giá sự hữu hiệu, sự phù hợp với điều kiện hiện tại của chu trình liên quan. Ban giám đốc cũng có thểđưa ra sựđánh giá thông qua những trao đổi với ban kiểm soát của công ty.
72
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp các mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang vừa mới thành lập nên đang còn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện về mọi mặt: tổ chức quản lý cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh… Cũng như tất cả các bộ phận khác của công ty, bộ phận kiểm soát nội bộ cũng đang ngày càng hoàn thiện nhằm đạt được các mục tiêu của toàn đơn vị. Vấn đề này đang là vấn đề cần thiết. bức xúc và manh tính chất thời sự trong giai đoạn hiện nay không chỉ với công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang mà cả với các doanh nghiệp khác. Khi nhìn vào một doanh nghiệp để đánh giá bất kì một hoạt động nào của doanh nghiệp đó thì việc đầu tiên là người ta sẽ đặt ra câu hỏi: doanh nghiệp đó có hệ thống kiểm soát nội bộ hay không? Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không? Câu trả lời sẽ quyết định đến các biện pháp quản lý cũng như các biện pháp kinh doanh mà người ta sẽ áp dụng đối với công ty.
Thông qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang, qua quá trình tìm hiểu các đặc điểm của công ty trên các mặt tổ chức quản lý cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh, qua sự hiểu biết phần nào về thực trạng hoạt động sản xuất của công ty cùng với vốn kiến thức hạn hẹp của mình em xin trình bày một số giải pháp có thể áp dụng nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty như trên. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kiểm soát nội bộ cũng phát triển theo thì các thủ tục còn phải được tiếp tục củng cố và hoàn thiện dần lên thành một hệ thống chặt chẽ. Và nó sẽ là công cụđắc lực không thể thiếu của hệ thống quản lý trong công ty.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với cơ quan ban ngành
Đối với cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương: đơn giản hoá các thủ tục, tạo các thủ tục nhanh gọn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt. Lập các tổ tư vấn chuyên nghiệp về việc thiết lập HTKSNB hữu hiệu cho doanh nghiệp. Có chính sách luật khuyến khích doanh nghiệp hoạt động, quản lý điều hành hữu hiệu, ban hành những qui định nhằm hướng đến sự quan tâm nhiều hơn đến HTKSNB tại đơn vị mình. Thường xuyên mở các lớp tập
73
huấn, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cho nhà quản lý và nhân viên.
6.2.2. Đối với các doanh nghiệp, khách hàng liên quan
Đối với các doanh nghiệp, khách hàng liên quan: Có thái độ hợp tác tuân thủ các quy định của công ty khi trở thành đối tác của công ty. Tích cực đưa ý kiến đóng góp về HTKSNB của công ty để giúp ban lãnh đạo và ban kiểm soát công ty nhận ra thiếu sót, bổ sung, hoàn thiện HTKSNB.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
2. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Khoa Kế toán – Kiểm toán, 2012. Kiểm toán. Quý IV năm 2012.
3. PGS.TS. Nguyễn Đình Hựu, 2012. Cẩm nang kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật.
4. Th.s. Phan Trung Kiên, 2008. Kiểm toán lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
5. Nguyễn Định Luận, 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế&Phát triển số 193 tháng 7/2013, trang 9-14.
6. Theo Bwportal, 2012. Hệ thống kiểm toán soát nội bộ vận hành như thế nào? < http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/5158/He-thong-kiem- toan-soat-noi-bo-van-hanh-nhu-the-nao.aspx >. [Ngày truy cập: ngày 11 tháng 12 năm 2014].
7. Theo T.S.Trần Thị Cẩm Thanh, 2014. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và trả tiền tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định.
< http://hoiketoankiemtoan.vn/tabid/452/newsid/3359/Giai-phap-hoan- thien-he-thong-kiem-soat-noi-bo-chu-trinh-mua-hang-va-tra-tien-tai-cac-
doanh-nghiep-thuong-mai-tren-dia-ban-tinh-Binh-Dinh.aspx >
8. Theo Cục xúc tiến thương mại, 2012. Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012. < http://www.vietrade.gov.vn/go/2681-xuat-khau-gao-cua-
viet-nam-mua-vu-20112012.html >
9. Theo Vinanet, 2014. Thịtrường lúa gạo 6 tháng đầu năm 2014 và dự báo. <http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?ZID1=21&ID8=27485& ID1=1>
75
PHỤ LỤC 1 NỘI QUY CÔNG TY
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỊNH PHÚ AN GIANG
---
Địa chỉ: Khóm Long Thạnh - P.Long Châu TX.Tân Châu, An Giang
Điện thoại: 076. 3536 999
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---
TX. Tân Châu, ngày 25 tháng 01 năm 2011
NỘI QUY LAO ĐỘNG
- Để bảo đảm trật tự, nền nếp trong quá trình lao động sản xuất;
- Để bảo đảm sự phát triển hài hòa, ổn định của quan hệ lao động;
- Sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty;
Giám đốc Công ty ban hành bản Nội quy lao động (NQLĐ) của Công ty cổ xuất nhập
khẩu Thịnh Phú An Giang với những nội dung sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 :Đối tượng thi hành Nội quy lao động
Tất cả những người lao động làm việc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang (sau đây gọi tắt là Công ty), kể cả lao động hợp đồng theo thời vụ, thuê mướn,
học nghề, học sinh, sinh viên thực tập là đối tượng thi hành bản NQLĐ này.
Điều 2 : Tất cả việc tuyển dụng, xử lý kỷ luật, giờ làm việc, tăng ca, nghỉ phép, tiền lương, phúc lợi, thưởng phạt, nghỉ việc đều được thực hiện theo nội quy của Công
ty.Những điều chưa quy định tại nội quy này được thực hiện theo bộ luật lao động pháp
luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều khoản bổ sung của nội
quy này.
Điều 3 : Thời hạn của Nội quy lao động
Bản NQLĐ này có thời hạn kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2011 đến khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Chương II
THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI
Điều 4 : Thời giờ làm việc
1- Thời giờ làm việc trong Công ty thực hiện như sau : 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần. Giờ làm việc trong ngày được chia thành hai buổi :
- Sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 00
- Chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 01 đến 02 giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động –
76
2- Giám đốc Công ty, Thủ trưởng đơn vị có quyền huy động làm thêm giờ trong các trường hợp sau :
2.1- Vượt lũ, phòng chống lụt bão, ngăn ngừa tai nạn;
2.2- Hỏa hoạn, thiên tai bất thường khác;
2.3- Để bảo đảm tiến độ thi công gấp rút và các yêu cầu đột xuất;Tổng số giờ làm thêm của một người lao động không được quá 04 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm.
3- Tiền lương, tiền công của người lao động làm thêm giờ được trả theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
3.1. Vào ngày thường bằng 150% ;
3.2. Vào ngày nghỉ hàng tuần bằng 200%;
3.3. Vào ngày Lễ, ngày nghỉ có hưởng lương bằng 300%. Nếu làm việc vào ban đêm (từ
22 giờ đến 6 giờ) thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
4- Tất cả mọi người lao động trong Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh thời giờ làm việc, không đi muộn về sớm, không tự ý rời khỏi nơi làm việc (trừ trường hợp nơi làm
việc có nguy cơ không an toàn), không làm việc riêng trong giờ làm việc.
Điều 5 : Thời giờ nghỉ ngơi
1- Người lao động làm việc theo ca 8 giờ liên tục được nghỉ 30 phút, làm ca đêm thì giữa ca được nghỉ 45 phút tính vào giờ làm việc. Thời gian làm ca đêm (ca 3) là từ 22
giờ đến 6 giờ. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi
chuyển sang ca khác.
2- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ngày chủ nhật; Đối với các đơn vị trực tiếp thi
công do tính chất công việc theo mùa nên người lao động được nghỉ tính bình quân một
tháng ít nhất 4 ngày.
3- Người lao động được nghỉ 9 ngày Lễ trong năm, được hưởng nguyên lương theo Điều
73 của Bộ luật Lao động :
- Tết dương lịch nghỉ một ngày (ngày 01/01 dương lịch);
- Tết âm lịch nghỉ bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch);
- Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ một ngày (ngày 10/3 âm lịch);
- Ngày chiến thắng nghỉ một ngày (ngày 30/4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động nghỉ một ngày (ngày 01/5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh nghỉ một ngày (ngày 02/9 dương lịch).
4- Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ hàng năm (phép năm) theo quy định tại các Điều 74, 75,76, 77 của Bộ luật Lao động. Việc giải quyết cho người lao động nghỉ hàng năm được quy định chi tiết trong Thoả ước lao động tập thể
của Công ty.
5- Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút; trong thời gian kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc,
mà vẫn được hưởng đủ lương.
Điều 6 : Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1- Người lao động được nghỉ về việc riêng được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau :
- Kết hôn, nghỉ ba ngày. - Con kết hôn, nghỉ một ngày.
77
2- Người lao động muốn nghỉ việc không hưởng lương phải có đơn và được Tổng giám đốc Công ty chấp thuận.
Chương III
AN NINH, TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
Điều 7: Trong giờ làm việc, mọi người lao động phải thực hiện tốt những điểm dưới đây
:
1- Nơi làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ;
2- Không gây ồn ào, làm mất trật tự, không làm ảnh hưởng đến công việc của người
xung quanh.
3- Giữ thái độ lịch sư, nghiêm túc trong giao tiếp
4- Không đưa người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc;
Điều 8: Nghiêm cấm người lao động vi phạm những điểm dưới đây :
1- Đánh bài ăn tiền;
2- Nghiện hút, tiêm trích ma túy, dùng chất kích thích;
3- Uống rượu bia trong giờ làm việc;
4- Đem chất nổ, chất cháy, chất độc, vũ khí ...vào nơi làm việc khi không được cấp có
thẩm quyền cho phép.
Điều 9: Người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh mệnh lệnh điều hành sản xuất,
kinh doanh của Thủ trưởng đơn vị hoặc người phụ trách. Đảm bảo sản xuất đúng tiến độ, giao hàng đúng hẹn. Trường hợp có khó khăn phải báo cáo xin hướng dẫn, giúp đỡ để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
Người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty là Tổng giám đốc (trừ những lĩnh vực
thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Công ty).
Điều 10: Thủ trưởng đơn vị hoặc người phụ trách khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới phải
nêu rõ nội dung, yêu cầu, khối lượng, chất lượng và thời gian phải hoàn thành công việc;
tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ để cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 11 : Người lao động hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành tốt NQLĐ sẽ được hưởng đầy đủ tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác do Công ty quy định.
Người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không chấp hành NQLĐ thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy định ở Chương VI Nội quy này.
Chương IV
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 12 : Công ty có trách nhiệm :
1- Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ, các biện pháp cải thiện điều kiện
lao động, chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
2- Xây dựng các quy định về ATLĐ, VSLĐ cho từng loại thiết bị, nơi làm việc; có biện
pháp loại trừ các nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động.
Điều 13 :Người lao động có nghĩa vụ :
1- Chấp hành các quy định về AT, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được
giao.
2- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị an toàn đã
được trang cấp, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường. Vệ sinh nơi làm việc
luôn sạch sẽ.
3- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố, TNLĐ.
78
1- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải
thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực
hiện biện pháp an toàn, vệsinh lao động.
2- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe