Tình hình bán ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 60)

4.1.3.1 Phân tích theo đối tượng

Việc bán ngoại tệ của ngân hàng bị quản lý chặt chẽ bởi các quy định của Nhà nước. Các đối tượng mà ngân hàng được phép bán ngoại tệ chỉ được giới hạn trong một số đối tượng nhất định như sau:

- Trụ sở chính: NHNo&PTNT Việt Nam.

- Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Các cá nhân.

Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối, 2014

Hình 4.2 Tỷ trọng doanh số bán ngoại tệ theo đối tượng của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014

Qua biểu đồ trên ta thấy, đối tượng chủ yếu được ngân hàng bán ngoại tệ là trụ sở chính, NHNo&PTNT Việt Nam. Doanh số ngoại tệ bán cho trụ sở

46

chính qua các năm đều chiếm hơn 80% doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh, còn lượng ngoại tệ bán cho các cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (không tới 1%). Như vậy, với mức tỷ trọng rất cao (hơn 90%), trụ sở chính và các doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động bán ngoại tệ của chi nhánh. Những biến động của lượng ngoại tệ bán cho nhóm đối tượng này sẽ ảnh hưởng mạnh đến tổng lượng ngoại tệ bán ra của chi nhánh. Bảng số liệu sau đây sẽ cho ta thấy rõ sự biến động về doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh trong thời gian qua:

47

Bảng 4.5 Doanh số bán ngoại tệ theo đối tượng của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014

ĐVT: USD

Đối

tượng 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014

2012/2011 2013/2012 6th/2014 - 6th/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Trụ sở chính 97.306.629 99.033.539 106.853.352 49.153.092 51.954.083 1.726.910 1,77 7.819.813 7,90 2.800.991 5,70 DN XNK 8.352.248 14.841.289 13.569.351 6.811.058 7.389.046 6.489.041 77,69 (1.271.938) (8,57) 577.988 8,49 Cá nhân 245.990 172.933 223.931 113.194 98.856 (73.057) (29,70) 50.998 29,49 (14.338) (12,67) TỔNG 105.904.867 114.047.761 120.646.635 56.077.344 59.441.985 8.142.894 7,69 6.598.874 5,79 3.364.641 6,00

48

Trong năm 2012, lượng ngoại tệ mà ngân hàng bán cho trụ sở chính và các doanh nghiệp tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tuy doanh số bán ngoại tệ cho trụ sở chính tăng nhưng ít hơn nhiều (1,77%) so với tốc độ tăng của các doanh nghiệp (77,69%). Sự tăng lên nhanh chóng của lượng ngoại tệ bán ra cho các doanh nghiệp có thể là do kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tăng mạnh làm nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Trong khoảng thời gian này, lượng ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cho các cá nhân lại giảm xuống 73.057 USD, tương đương 29,7%.

Sang năm 2013, nhu cầu mua ngoại tệ của trụ sở chính tăng lên (7,9%) trong khi đó lượng ngoại tệ bán ra cho các doanh nghiệp lại giảm 8,57% so với năm 2012. Trong khi đó, các cá nhân lại có nhu cầu mua ngoại tệ nhiều hơn làm doanh số bán ngoại tệ của ngân hàng tăng 29,49% (tức 50.998 USD). Nguyên nhân chính là do chính sách điều hành tỷ giá của NHNN đã hỗ trợ tích cực cho sự ổn định tỷ giá trong năm. Riêng đối với trụ sở chính, nguyên nhân làm cho lượng ngoại tệ bán ra cho đối tượng này tăng là do trong quá trình mua bán, có những lúc lượng ngoại tệ mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại tệ bán ra cho khách hàng là rất thấp làm cho chi nhánh rơi vào trạng thái dư thừa ngoại tệ. Chính vì vậy, chi nhánh phải bán bớt lượng ngoại tệ dư thừa này cho trụ sở chính để thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ cho hệ thống.

Đến sáu tháng đầu năm 2014, lượng ngoại tệ chi nhánh bán cho trụ sở chính vẫn tăng (5,7%), nhưng lúc này các doanh nghiệp lại có nhu cầu mua ngoại tệ nhiều hơn làm lượng ngoại tệ bán ra cho nhóm đối tượng này tăng 577.988 USD, tương đương 8,49%. Mặt khác, doanh số bán ngoại tệ cho các cá nhân lại giảm xuống (12,67%) so với cùng kỳ.

4.1.3.2 Phân tích theo loại tiền tệ

NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng cũng bán nhiều loại ngoại tệ khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Để thuận tiện cho quá trình phân tích thì doanh số bán ra của các loại ngoại tệ được tính sang một đơn vị thống nhất là USD.

Sau đây là bảng số liệu về doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014:

49

Bảng 4.6 Doanh số bán ngoại tệ theo chủng loại của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014

ĐVT: USD

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

USD 104.960.735 99,12 113.229.009 99,28 119.654.144 99,17 55.578.421 99,11 58.751.065 98,84 EUR 460.560 0,43 425.486 0,37 599.842 0,50 313.354 0,56 436.208 0,73 CAD 119.660 0,11 22.064 0,02 93.270 0,08 43.048 0,08 67.715 0,11 AUD 246.667 0,23 173.279 0,16 142.943 0,12 66.449 0,12 51.575 0,09 Khác 117.245 0,11 197.924 0,17 156.434 0,13 76.073 0,13 135.421 0,23 TỔNG 105.904.867 100,00 114.047.762 100,00 120.646.633 100,00 56.077.345 100,00 59.441.985 100,00

50

Bảng 4.7 Chênh lệch doanh số bán ngoại tệ theo chủng loại của chi nhánh trong thời gian qua

ĐVT: USD

Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 6th/2014 - 6th/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

USD 8.268.274 7,88 6.425.135 5,67 3.172.644 5,71 EUR (35.074) (7,62) 174.356 40,98 122.854 39,21 CAD (97.596) (81,56) 71.206 322,72 24.667 57,30 AUD (73.388) (29,75) (30.336) (17,51) (14.874) (22,38) Khác 80.679 68,81 (41.490) (20.96) 59.348 78,01 TỔNG 8.142.895 7,69 6.598.871 5,79 3.364.640 6,00

Nguồn: Tính toán trên số liệu Phòng Kinh doanh ngoại hối, 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy, đồng USD là loại ngoại tệ được ngân hàng bán ra nhiều nhất, chiếm trên 90% tổng doanh số bán ngoại tệ của ngân hàng. Trong khi đó, các loại ngoại tệ khác như EUR, CAD, AUD… chiếm tỷ trọng rất nhỏ, mỗi loại đều không tới 1% doanh số.

Trong thời gian qua, doanh số bán USD của chi nhánh luôn giữ được tốc độ tăng khá ổn định. Cụ thể, năm 2012 lượng USD bán ra tăng 8.268.274 USD, tức 7,88% so với năm 2011. Sự tăng lên này có thể do các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường hoạt động nhập khẩu làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng.

Bước sang năm 2013, lượng USD bán ra của ngân hàng vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn (5,67%). Cùng với đó là sự tăng lên về doanh số bán ra của đổng EUR, CAD và AUD. Đây cũng là tình trạng của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014.

Tóm lại, qua các phân tích trên cho ta thấy được vai trò của đồng USD trong thương mại quốc tế. Không chỉ giúp việc thanh toán diễn ra thuận lợi, nhanh chóng mà còn là cầu nối cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

51

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)