Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong điều kiện hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Mục đích chính của hoạt động này là cung ứng và thực hiện trung gian thanh toán đáp ứng các nhu cầu đa dạng về ngoại tệ để phát triển nền kinh tế, qua đó đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho NH.
Sau đây là bảng số liệu về doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh trong giai đoạn 2011 - tháng 06/2014:
36
Bảng 4.1 Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014
ĐVT: USD
Chỉ
tiêu 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014
2012/2011 2013/2012 6th/2014 - 6th/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
DS
mua 105.724.324 113.871.284 120.724.324 55.743.168 59.087.759 8.146.960 7,71 6.853.040 6,02 3.344.591 6,00
DS
bán 105.904.867 114.047.761 120.904.867 56.077.344 59.441.985 8.142.894 7,69 6.857.106 6,01 3.364.641 6,00
37
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong thời gian qua có sự tăng lên khá rõ rệt. Cả doanh số mua và doanh số bán đều tăng và doanh số từ hoạt động bán đều cao hơn so với hoạt động mua. Tuy nhiên mức độ tăng và tốc độ tăng mỗi năm cũng có phần biến động.
Trong năm 2011, NHNN đã tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% so với năm 2010 (18.932 VND), đồng thời thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống còn 1%. Tiếp đó, NHNN còn ban hành một số quy định mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ cho các TCTD, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ mua bán ngoại tệ và xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do. Với những biện pháp quyết liệt của NHNN nêu trên, thị trường ngoại tệ đã ổn định dần, căng thẳng tỉ giá bước đầu bị đẩy lùi.
Phát huy kết quả đạt được, NHNN đặt mục tiêu không điều chỉnh tỷ giá quá 2-3% trong năm 2012. Điều đó đã góp phần làm doanh số mua ngoại tệ của NH tăng 8.146.960 USD và doanh số bán tăng 8.142.894 USD. Qua đó ta nhận thấy tốc độ tăng của cả 2 hoạt động trên có sự chênh lệch không đáng kể (7,71% và 7,69%). Thêm vào đó, năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển biến đáng kể đánh dấu bằng sự kiện lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sau 20 năm với 284 triệu USD kể từ năm 1992. Mức xuất khẩu cao đã đóng góp tốt cho tăng trưởng GDP, góp phần ổn định tỷ giá, tăng tính thanh khoản đáng kể của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của tỉnh Sóc Trăng theo quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 24/06/2011 của UBND tỉnh đã đóng góp một phần lớn làm tăng doanh số mua bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Bước sang năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ của NH vẫn tiếp tục tăng lên nhưng mức độ tăng và tốc độ tăng lại có phần giảm sút. Điều này thể hiện rõ ở bảng 4.2, doanh số mua tăng 6,02% (giảm 1,69% so với năm 2012) và doanh số bán tăng 6,01% (giảm 1,68% so với năm 2012). Qua đó ta cũng nhận thấy tốc độ tăng của cả 2 hoạt động gần như tương đương nhau.
Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình mua bán ngoại tệ của Chi nhánh có phần được cải thiện so với cùng kì năm trước. Doanh số mua tăng 3.344.591USD và doanh số bán tăng 3.364.641 USD. Điều đáng nói là tốc độ tăng qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 là bằng nhau (6%). Qua đó cho thấy ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng khá ổn định qua các năm. Có thể nói đến một trong những nguyên nhân chính là do chính sách duy trì tỷ giá ổn định của NHNN. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng
38
đạt 11,9%, cao hơn tốc độ tăng cùng kì năm trước. Trong đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa có tốc độ tăng trưởng khá với giá trị xuất khẩu đạt 314,4 triệu USD, bằng 64% kế hoạch và tăng 79% so với cùng kì.
Như vậy, kinh doanh ngoại tệ tuy không phải là thế mạnh nhưng cũng đã một phần đóng góp vào hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua. Do vậy, trong những năm tới, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động KDNT để ngày càng nâng cao thu nhập trong lĩnh vực này.