Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 72)

4.3.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Theo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năn 2013 và 3 năm 2011 - 2013, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng: Tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng, kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội vẫn còn thấp theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2011- 2013 dự kiến sẽ chỉ đạt 5,6%/năm, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo kế hoạch (6,5 - 7%).

Về nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%- 12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

Về tăng trưởng kinh tế

Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF).

Điểm nhấn đáng chú ý ở đây là Việt Nam liên tục xuất siêu 284 triệu USD năm 2012 và năm 2013 đạt 863 triệu USD. Qua đó, ta có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Một khi tỷ giá tăng thì xuất khẩu sẽ có lợi và nhập khẩu thì ngược lại.

58

Bên cạnh đó, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch Tính cả 43 ngàn tỷ đồng trả nợ lãi thì tổng chi trả nợ năm 2013 chiếm tới 10,6% tổng chi ngân sách nhà nước, một tỷ lệ quá lớn đè lên cán cân ngân sách của năm. Theo dự kiến, mức thâm hụt ngân sách năm 2013 có thể lên tới 162 ngàn tỷ đồng. Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, DN thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng chi tiêu công không thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách năm 2014 và 2015.

Tuy có những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế nhưng theo nghiên cứu của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (Worldbank) ngày 17/07/2014, Việt Nam sẽ tập trung vào những thay đổi cần có để tăng cường thương mại và năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước hơn nữa.

Điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc kinh doanh của Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng. Nếu tình hình kinh tế được cải thiện cùng với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước của Agribank thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng. Hoạt động mua bán ngoại hối, chủ yếu là ngoại tệ, vì thế cũng diễn ra sôi nổi hơn. Bên cạnh đó, Agribank cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ là các NH trong và ngoài nước đang có thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn này.

4.3.1.2 Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN

Chính sách quản lí ngoại hối kiểm soát việc lưu thông và sử dụng ngoại hối trong phạm vi quốc gia tuỳ theo đặc điểm mục tiêu phát triển của nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà quốc gia đó quản lí kinh doanh ngoại hối theo các loại hình khác nhau. Tại Việt Nam, Nhà nước tiến hành cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt, chỉ kiểm soát ở một mức độ nhất định, Nhà nước sẽ giúp hạn chế nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho các NHTM phát huy tích cực vai trò của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước có tình hình chính trị kinh tế xã hội ổn định, đây cũng là nhân tố thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế cùng các hoat động tài chính tiền tệ tại Ngân hàng.

Trong những năm qua, NHNN đã chủ động và linh hoạt đưa ra các giải pháp quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ, điều đó góp phần tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Trước những diễn biến của thị trường, NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ ban hành ngày

59

24/02/2011, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 3%/năm (một biện pháp khuyến khích doanh nghiệp bán lại ngoại tệ cho ngân hàng thay vì chỉ nhận được lãi suất tiền gửi thấp). Bên cạnh đó trong nỗ lực chống đô la hóa và ổn định tỷ giá, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ tự do với sự phối hợp của công an và quản lý thị trường. Theo thông tư số 07/2011/TT-NHNN quy định: khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải có đủ nguồn thu ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng cam kết bán ngoại tệ để trả nợ. Ngoài ra, trong những năm gần đây, NHNN cũng ban hành một số thông tư như thông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, gần đây nhất là thông tư số 16/2014/TT-NHNN ban hành ngày 01/08/2014 về hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép.

Nhờ những giải pháp điều hành của NHNN trong những năm qua mà tỷ giá giao dịch của các NHTM không còn biểu hiện căng thẳng mà diễn biến linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ và ở mức hợp lý hỗ trợ xuất khẩu. Riêng đối với NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ có phần tăng lên, thanh khoản ngoại tệ trên thị trường cải thiện rõ rệt so với những năm trước. Nhu cầu mua, bán ngoại tệ hợp lý và hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như người dân được Ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tâm lý nắm giữ ngoại tệ của người dân đã giảm đáng kể, thị trường ngoại tệ tự do gần như không còn hoạt động công khai.

4.3.1.3 Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một biến số có vai trò rất quan trọng trong việc mua bán ngoại tệ. Do đó khi tỷ giá có sự thay đổi, nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới một phần hoặc toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Sau đây ta sẽ xem xét sự biến động của tỷ giá trong những năm qua đã có tác động như thế nào đến hoạt động KDNT của chi nhánh:

60

Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối, 2014

Hình 4.5 Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2011 - tháng 06/2014 Với cơ chế quản lý linh hoạt, từ năm 2011 đến nay, dưới sự kiểm soát của NHNN, thị trường ngoại hối và tỷ giá trong nước đã diễn biến tương đối ổn định. Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy tỷ giá có xu hướng tăng lên qua các năm. Mức biến động mạnh nhất là khoảng tháng 4 năm 2011, khi tỷ giá tăng đột ngột từ 18.932 VND/USD lên đến 20.708 VND/USD (tăng 1.776 đồng) nhưng sau đó tỷ giá lại có sự biến động lên xuống thất thường. Tuy nhiên, trong năm 2012 và 2013, tỷ giá được duy trì khá ổn định, tương ứng 20.828 VND/USD và 21.036 VND/USD. Bước sang sáu tháng đầu năm 2014, tỷ giá tăng lên 21.246 VND/USD nhưng vẫn giữ được mốc ổn định tính đến thời điểm hiện nay.

Đối với NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, tỷ giá hối đoái căn cứ theo tỷ giá mua bán của trụ sở chính với chi nhánh, nhu cầu mua bán của khách hàng và nhu cầu, khả năng đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng. Khi ngân hàng thừa ngoại tệ thì giảm tỷ giá, còn khi ngân hàng cần mua ngoại tệ để bán lại cho các khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu thì tỷ giá được nâng lên. Ngoài ra, phần lớn chi nhánh mua ngoại tệ từ doanh nghiệp XNK và bán lại cho Trụ sở chính nên căn cứ tính giá tùy theo tỷ giá của Trụ sở chính giao dịch với chi nhánh. Trong trường hợp này, việc thay đổi tỷ giá không thấy ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng mua bán ngay nhưng qua một thời gian nếu tỷ giá chi nhánh áp dụng luôn thấp hơn, hoặc cao hơn các ngân hàng khác thì sẽ có sự tăng trưởng hay sụt giảm doanh số mua bán.

61

Hiện nay, tỷ giá áp dụng ở Agribank Sóc Trăng là gần như tương đương với các ngân hàng khác nên tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trong tỉnh ngày càng trở nên gay gắt hơn.

4.3.1.4 Lạm phát và lãi suất

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn NHTW ở các nước trên thế giới là ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia thông qua việc kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW để đạt được mục tiêu đó.

Ở Việt Nam hiện nay, tuy lạm phát có phần giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao (6,04% năm 2013) so với một số nền kinh tế khác gây bất ổn cho nền kinh tế trong nước và gây lo ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, với những nỗ lực kiềm chế lạm phát, tính đến sáu tháng đầu năm 2014, lạm phát mới chỉ ở mức 1,38% còn cách rất xa so với mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm và đây là mức tăng thấp nhất trong suốt 13 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, theo quyết định số 496 của NHNN ban hành ngày 17/03/2014, NHNN đã đồng loạt tăng các mức lãi suất chiết khấu lên 4,5%/năm và lãi suất tái cấp vốn lên 6,5%/năm với mục đích hạn chế khả năng cho vay. Đồng thời, Chính phủ đã tạo sự chênh lệch lãi suất VND và USD tăng cao để hướng dân cư và các tổ chức doanh nghiệp chuyển sang nội tệ, kìm nhu cầu ngoại tệ. Cụ thể, đối với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, mức chênh lệch lãi suất tính đến sáu tháng đầu năm 2014 như sau:

- Đối với lãi suất VND: + Không kỳ hạn: 1%/năm + Kỳ hạn: 1 - <6th: 5,7%/năm

>6th - <12th: 6%/năm >12th: 7,2%/năm - Đối với lãi suất ngoại tệ: + USD: 1%/năm

+ EUR: 0,6%/năm

Qua đó, ta có thể nhận thấy, nếu lãi suất đồng nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ sẽ làm chuyển lượng ngoại tệ trong nền kinh tế sang nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền gửi nội tệ liên tục được duy trì góp phần giảm cầu nắm giữ ngoại tệ. Với các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng linh hoạt nên mặc dù dự trữ ngoại hối tăng rất mạnh, một lượng lớn nội tệ cung ứng ra thị trường nhưng vẫn

62

không gây áp lực lên lạm phát. Mặt khác, doanh số mua bán ngoại tệ tại Agribank Sóc Trăng phần lớn là từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng nên việc tăng trưởng hay thu hẹp tín dụng cũng ảnh hưởng đến doanh số mua bán.

4.3.1.5 Tâm lý khách hàng

Ngân hàng KDNT trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng càng thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng bao nhiêu thì càng thu hút nhiều hơn khách hàng đến với mình và mạng lưới khách hàng ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy, tâm lý khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Điều quan trọng nhất để tạo được uy tín đối với khách hàng là chất lượng dịch vụ của ngân hàng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quy mô của ngân hàng… Từ khi thành lập đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã đạt được nhiều giải thưởng như doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2011, doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất, thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2012, 2013… Những giải thưởng này đã góp phần khẳng định chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong những năm qua luôn đứng trong top đầu của ngành ngân hàng. Một khi chất lượng càng được nâng cao thì ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch hơn.

Bên cạnh đó, tùy theo từng nhóm đối tượng khách hàng mà NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi riêng:

- Đối với khách hàng là các tổ chức:

Để đẩy mạnh hoạt động KDNT, tăng doanh số mua bán, NH đã áp dụng hài hòa các chính sách ưu đãi cho khách hàng như ưu đãi về lãi suất cho vay, chiết khấu, phí sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế, các dịch vụ về ngân hàng điện tử, ngân quỹ thu giao nhận tiền tận nơi…

- Đối với khách hàng là cá nhân:

Ngân hàng đưa ra chương trình tặng quà, khuyến mại, chăm sóc, thăm hỏi dịp lễ, tết, sinh nhật… đối với những khách hàng quen thuộc của NH.

Với hàng loạt những chính sách ưu đãi như vậy, không những lượng khách hàng đến giao dịch với NH ngày càng gia tăng, khối lượng giao dịch ngày một lớn hơn mà vị thế của NH còn dần được khẳng định hơn nữa trong khoảng thời gian tới.

4.3.1.6 Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng hiện nay là các NHTM quốc doanh và các NHTMCP hoạt động trên địa

63

bàn. Trong đó đặc biệt là Vietcombank, Vietinbank, Sacombank… Đây là những ngân hàng trong thời gian qua đã có sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược thu hút nhân sự tích cực đã khiến cho chi nhánh dần mất vị thế cạnh tranh của mình. Có thể kể đến một số chính sách sau:

Kể từ ngày 20/10/2014, Vietcombank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay chỉ từ 7,5%/năm dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay vốn tại Vietcombank. Thời gian ưu đãi lên tới 6 tháng đối với khoản vay từ 24 tháng trở lên và lên tới 12 tháng với khoản vay trên 24 tháng. Chương trình sẽ kéo dài đến 31/12/2014 hoặc khi hết quy mô chương trình. Đây là mức lãi suất khá hấp dẫn đối với khách hàng làm tạo nên sự canh tranh giữa các NHTM bởi vì đối với Agribank - ngân hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay thì mức lãi suất còn dao động khoảng từ 9 - 13% tủy vào thời gian và đối tượng vay vốn.

Đối với Sacombank, hiện nay ngân hàng này đang thực hiện chương

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)