Khái quát về hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 26)

2.1.3.1 Ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ

 Theo Nguyễn Văn Tiến (2008, trang 11), ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR).

 Kinh doanh ngoại tệ:

Trong cuốn “Tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, các tác giả Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân (2006, trang 442-443) có trích dẫn khái niệm về kinh doanh ngoại tệ như sau:

Theo nghĩa rộng, kinh doanh ngoại tệ bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại tệ tại nước ngoài và tìm

12

cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.

Theo nghĩa hẹp, kinh doanh ngoại tệ chỉ đơn thuần là việc mua và bán số dư có trên tài khoản bằng ngoại tệ.

2.1.3.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại NHTM

a) Nghiệp vụ giao ngay (Spot)

Giao dịch giao ngay là loại hình giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hối đoái. Hiện nay, giao dịch này chiếm trên 90% khối lượng giao dịch hối đoái và làm cơ sở cho các giao dịch khác.

Giao dịch giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên mà việc giao ngoại tệ được thực hiện ngay hay chậm nhất là trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết trên cơ sở tỷ giá giao ngay.

Các giao dịch giao ngay bằng ngoại tệ có thể được thực hiện bằng ngoại tệ tiền mặt (tiền mặt hoặc séc du lịch) hoặc bằng đồng tiền ghi sổ qua các tài khoản có tại ngân hàng. Trong nghiệp vụ, thời gian tối đa để hoàn tất là 2 ngày bởi lẽ đây là khoảng thời gian cần thiết để tiến hành các bút toán thanh toán chuyển tiền giữa các ngân hàng.

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Bên cạnh đó, vì tỷ giá hối đoái trong hệ thống tỷ giá thả nổi biến động liên tục từng giờ, từng phút cho nên những nhà đầu cơ luôn bám sát tình hình thị trường và thực hiện liên tục các giao dịch giao ngay nhằm thu chênh lệch giá.

b) Nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn (Forward)

Giao dịch kỳ hạn là giao dịch hối đoái giữa hai bên để trao đổi hai đồng tiền khác nhau ở một tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay, cho việc chuyển giao tiền vào một ngày được thỏa thuận trong tương lai. Do vậy, hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng để cố định hay đảm bảo khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước được gọi là tỷ giá kỳ hạn. Theo Nguyễn Văn Tiến (2008, trang 107), tỷ giá này được xác định theo công thức:

F = S.(1 + RT.t)/(1 + RC.t) (1)

Trong đó F là tỷ giá kỳ hạn, S là tỷ giá giao ngay, RT là mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá, RC là mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá và t là thời hạn hợp đồng, tính theo năm.

13

Tuy nhiên, do tích số RC.t là một số rất nhỏ so với 1 đơn vị cho nên chúng ta có thể bỏ qua mà không làm thay đổi đáng kể tỷ giá kỳ hạn, do đó công thức (1) được viết lại gần đúng như sau:

F = S + S(RT - RC).t

Do việc xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức gần đúng tương đối đơn giản hơn nên hiện nay các NHTM thường sử dụng công thức này để xác định tỷ giá cho các giao dịch kỳ hạn tại ngân hàng.

Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là đáp ứng được quy mô giao dịch và ngày tiến hành trao đổi của cả hai bên nhưng lại có nhược điểm là không được hủy bỏ đơn phương. Do vậy, đây không phải là hợp đồng mang tính linh hoạt và dễ bán.

c) Nghiệp vụ tương lai

Giao dịch tương lai là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua sở giao dịch hối đoái.

Giao dịch tương lai về cơ bản giống với giao dịch kỳ hạn là việc mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo giá thỏa thuận được tiến hành vào một ngày cụ thể trong tương lai. Tuy nhiên, giao dịch tương lai có những điểm khác so với giao dịch kỳ hạn như sau:

- Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về các loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ quy định cho mỗi lần giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ.

- Nhằm tạo điều kiện nghiệp vụ tương lai được tiến hành thuận lợi, khi bắt đầu tham gia người mua và người bán đều phải thực hiện ký quỹ ban đầu, được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hợp đồng tại phòng thanh toán bù trừ.

- Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn bởi vì các bên có quyền đảo hợp đồng nếu thấy tỷ giá trên thị trường biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho mình trong khi hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải được kết thúc bằng việc giao nhận hàng hóa thật vào ngày đáo hạn.

d) Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swap)

Hoán đổi ngoại tệ là một cặp giao dịch tiền tệ, một mua, một bán có hai ngày giá trị khác nhau, trong đó có một giao dịch là giao dịch giao ngay, và một giao dịch là giao dịch kỳ hạn. Hai nghiệp vụ này được tiến hành cùng một lúc với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo hai hướng ngược nhau.

14

Nghiệp vụ Swap có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh bằng các loại ngoại tệ khác nhau cho các nhà kinh doanh, nhưng vẫn tránh được rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái và đảm bảo một mức lợi nhuận dự kiến tối đa. Đối với các ngân hàng thì nghiệp vụ Swap thường được sử dụng để kiếm lợi nhuận và bảo toàn vốn. Đồng thời, nghiệp vụ này cũng là một công cụ phòng chống rủi ro khi tỷ giá ngược với dự đoán.

e) Nghiệp vụ mua bán quyền chọn

Quyền chọn ngoại tệ là hợp đồng cho phép người mua quyền nhưng không bắt buộc, được mua hoặc bán một lượng ngoại tệ ở một tỷ giá và thời hạn xác định trước.

Có hai loại quyền chọn:

+ Quyền chọn mua (call options): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc được mua một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một thời gian được xác định trong tương lai .

+ Quyền chọn bán (put options): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một khoảng thời gian được xác định trước trong tương lai .

Có hai kiểu quyền chọn:

+ Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền sử dụng quyền của mình trong một ngày nhất định.

+ Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền được sử dụng quyền trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng options ngoại tệ cho phép người mua quyền giới hạn tối đa thiệt hại của mình nếu tỷ giá không tăng như dự đoán . Nhưng đối với người bán thì không giới hạn được tổn thất nếu xảy ra rủi ro về tỷ giá . Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả loại công cụ này đòi hỏi thị trường phải phát triển hoàn chỉnh, các chủ thể tham gia thị trường phải có khả năng và điều kiện để phân tích, dự đoán sự biến động của thị trường.

f) Nghiệp vụ Arbitrage

Đây là nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán giữa các thị trường hối đoái để thu lãi. Đó là việc tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất (Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân, 2006, trang 449).

15

Giao dịch mua bán ngoại tệ tất cả đều được thanh toán qua hệ thống ngân hàng nên phát sinh chi phí bao gồm: chi phí giao dịch, chuyển tiền… Vì vậy các nhà đầu tư so sánh thu nhập do chênh lệch tỷ giá phải bù đắp chi phí phát sinh và đảm bảo có lời thì nghiệp vụ Arbitrage mới được thực hiện.

2.1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng có rất nhiều rủi ro. Bản thân ngoại tệ cũng luôn tiềm ẩn nhiều biến động nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: tỷ giá, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, tâm lý, hoạt động xuất nhập khẩu, lãi suất của đồng ngoại tệ, chính sách quản lý ngoại hối, lượng ngoại tệ dự trữ, tính cạnh tranh…

- Hoạt động mua bán ngoại tệ luôn gắn liền với vấn đề tỷ giá. Có thể xem tỷ giá là yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp đến hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh. Nếu tỷ giá có xu hướng tăng (đồng ngoại tệ lên giá) thì cung ngoại tệ sẽ nhỏ hơn cầu ngoại tệ. Bởi vì ai cũng muốn mua ngoại tệ sớm và người có ngoại tệ lại không muốn mua bán sớm, do vậy hoạt động mua ngoại tệ trở nên khó khăn. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng ngoại tệ xuống giá) thì hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

- Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp: phần lớn hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng là phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này thường có tính thời vụ cao nên hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng cũng ít nhiều có tính thời vụ.

- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà ngân hàng không thể kiểm soát được, đó là yếu tố tâm lý. Nếu trước đây người dân Việt Nam thường dùng vàng làm phương tiện cất trữ thì ngày nay người ta thường thích cất trữ bằng ngoại tệ mạnh (đặc biệt là USD) hơn là trữ vàng. Do vậy, khi có một điều bất thường xảy ra (như khủng bố, chiến tranh, thiên tai…) làm cho tỷ giá biến động thì họ thường hành động theo số đông, cùng bán ra hoặc cùng mua vào ngoại tệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng. Mặt khác, người dân Việt Nam vẫn còn thói quen giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

- Hoạt động mua bán ngoại tệ còn bị quản lý, kiểm soát chặt chẽ bởi cơ chế quản lý ngoại hối do Nhà nước ban hành. Đồng thời các chi nhánh ngân hàng còn phải tuân theo quy định về trạng thái ngoại tệ hằng ngày của NHTW.

16

2.1.3.4 Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại tệ

a) Rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Nó sẽ xuất hiện, nếu một “vị thế” được tạo ra. Ví dụ: một ngân hàng mua của một khách hàng hay của một ngân hàng khác một lượng USD với tỷ giá nào đó, thì cho đến lúc bán lại khối lượng này, ngân hàng mới hết lo lắng về rủi ro tỷ giá. Rủi ro chỉ tồn tại trong khoảng thời gian mà “vị thế” này tồn tại, nhưng nó cũng quan trọng ngay cả khi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khóa sổ “vị thế” này, thậm chí chỉ trong vòng một phút .

Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỷ giá thì điều đó đã dẫn đến hậu quả của một thất thoát lớn nếu khối lượng ngoại tệ kinh doanh nhiều. Nếu tỷ giá USD khi bán ra giảm xuống thì ngân hàng này sẽ thiệt hại. Giả sử, ngân hàng vẫn giữ khoảng này thêm qua đêm thì rủi ro còn lớn hơn nữa. Mối nguy hiểm và thiệt hại này không hề phụ thuộc vào hệ thống tỷ giá hối đoái, tức là bất kể đồng tiền này được thả nổi hay theo tỷ giá hối đoái cố định. Thật ra, biến động hàng ngày của tỷ giá đồng USD đã mở rộng nhiều trong giai đoạn chuyển sang cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thế nhưng trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định lại có rủi ro khác, đó là tăng hoặc giảm giá trị hối đoái của đồng tiền .

Nhằm tránh thất thoát quá mức, từ lâu các ngân hàng đã áp dụng hạn mức hình thành các “vị thế” cho các phòng kinh doanh ngoại hối. Mức độ của giới hạn này phụ thuộc vào doanh số hoạt động của ngân hàng, khả năng chấp nhận rủi ro và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối.

b) Rủi ro tỷ lệ Swap

Rủi ro tỷ lệ Swap trở nên quan trọng nếu “vị thế” thời hạn với khối lượng kinh doanh đã thỏa thuận xong nhưng thời hạn thanh toán thì chưa chấm dứt. Ví dụ: một ngân hàng mua 5 triệu USD theo 3 tháng và bán theo thời hạn 4 tháng thì hai khoản này về giá trị là bằng nhau nhưng thời hạn thì lại không đồng nhất. Điều đó có nghĩa là ở đây không có rủi ro về tỷ giá nhưng lại có rủi ro về tỉ lệ Swap, tức rủi ro sẽ nảy sinh vào cuối tháng 3, nếu “vị thế” này được hình thành qua thực hiện một nghiệp vụ Swap mà tỉ lệ Swap lại phát triển không thuận lợi.

Khi hạch toán, các ngân hàng thường căn cứ vào tình hình lúc ký kết nghiệp vụ thời hạn. Theo nguyên tắc, các ngân hàng cũng dự tính một khoảng an toàn nhất định, nhưng khi xét đến góc độ cạnh tranh, ngân hàng không thể dự tính khoảng an toàn lớn được.

17

c) Rủi ro thực hiện

Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng lỗ.

Giả sử một ngân hàng bán cho một khách hàng hay một ngân hàng khác 5 triệu với tỷ giá USD/DEM là 2,8005 và mua lượng này từ một ngân hàng khác theo tỉ giá USD/DEM là 2,8. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua thì người mua bị phá sản và không thể thực hiện được trách nhiệm của mình. Tỉ giá của USD/DEM trên thị trường lại hạ xuống còn 2,75. Ngân hàng đã mua 5 triệu USD theo tỉ giá 2,8 nhưng không bán tiếp theo tỉ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 250.000 DEM, mà không thể xem chỉ với lượng này cũng có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Nhưng trên nguyên tắc, ngân hàng chỉ phải trả lại một phần.

Rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ có thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời gian thực hiện dài. Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với khách hàng mà cả với các ngân hàng khác. Như vậy, rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng, người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ.

Các ngân hàng xử lý vấn đề rủi ro thực hiện này (tức là rủi ro uy tín và khả năng thanh toán) bằng cách chọn lựa kỹ bạn hàng, quy định hạn mức song phương cho khối lượng ngoại hối giao dịch, cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoản bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm nhất định thường là 20% so với doanh số giao dịch trong hợp đồng.

d) Rủi ro kinh doanh

Kinh doanh ngoại hối trong nghĩa rộng bao gồm cả rủi ro thuộc chính bản thân hoạt động kinh doanh, tức là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh này không thể bù đắp đủ bằng doanh thu. Trên nguyên tắc, các giao dịch thường có thu nhập cao và những chi phí cho thiết bị văn phòng thường lớn, tức là những chi phí cho “back office”, những chi phí tất toán nghiệp vụ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)