Tình hình mua ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 53)

4.1.2.1 Phân tích theo đối tượng

NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng mua ngoại tệ từ nhiều đối tượng khác nhau không phân biệt cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các đối tượng mua ngoại tệ có thể chia thành các nhóm chủ yếu như sau:

- Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Trụ sở chính: NHNo&PTNT Việt Nam.

- Các cá nhân trong và ngoài nước.

Sau đây là tình hình mua ngoại tệ theo đối tượng của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014:

Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối, 2014

Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014

39

Qua biểu đồ trên cho thấy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ 3 đối tượng trên đều có sự thay đổi qua các năm. Tuy tỷ trọng của mỗi loại có thay đổi nhưng lượng ngoại tệ mua từ các doanh nghiệp XNK luôn giữa tỷ trọng cao nhất (trên 80%). Vì vậy, các doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Để thấy rõ hơn sự thay đổi về doanh số mua ngoại tệ của từng nhóm đối tượng qua các năm, ta có thể dựa vào bảng số liệu sau:

40

Bảng 4.2 Doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014

ĐVT: USD

Đối

tượng 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014

2012/2011 2013/2012 6th/2014 - 6th/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Trụ sở chính 144.013 88.556 194.129 89.598 68.086 (55.457) (38,51) 105.573 119,22 (21.512) (24,01) DN XNK 95.990.850 101.370.917 106.934.161 48.057.861 51.415.807 5.380.067 5,6 5.563.244 5,49 3.357.946 6,99 nhân 9.589.461 12.411.811 13.823.692 7.595.609 7.603.865 2.822.350 29,43 1.411.881 11,38 8.256 0,11 TỔNG 105.724.324 113.871.284 120.951.982 55.743.068 59.087.758 8.146.960 7,71 7.080.698 6,23 3.344.690 6,00

41

Năm 2012, lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ các doanh nghiệp tăng 5,6% (tương đương 5.380.067 USD) so với năm 2011. Cũng như trong năm 2013, lượng ngoại tệ thu được từ đối tượng này cũng tăng 5,49%. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đã dần tin tưởng hơn vào chính sách tỷ giá của NHNN. Họ không còn tâm lý nắm giữ ngoại tệ như những năm trước nữa. Các doanh nghiệp mà Chi nhánh mua chủ yếu là các doanh nghiệp XNK nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là kim ngạch xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến doanh số mua ngoại tệ của NH. Hai năm trôi qua giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh vẫn giữ được tốc độ tăng khá ổn định (22,7% vào năm 2013). Nhờ đó mà doanh số mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp vẫn tăng lên so với năm trước đó. Đến sáu tháng đầu năm 2014, lượng mua ngoại tệ của Chi nhánh tăng 3.357.946 USD, tương đương gần 7% so với cùng kì năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng như vậy là một điều khá khả quan.

Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của chi nhánh là cá nhân với tỷ trọng đứng thứ hai chỉ sau các doanh nghiệp XNK. Vì vậy, lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân cũng là trọng tâm trong hoạt động mua ngoại tệ của chi nhánh. Đến cuối năm 2012, nhu cầu bán ngoại tệ của nhóm đối tượng này tăng 29,43% tương đương với 2.822.350 USD. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng ngoại tệ mà chi nhánh mua qua kiều hối tăng đáng kể trong năm 2012. Đối với chi nhánh, lượng kiều hối từ Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó, tổng lượng kiều hối chuyển về từ Mỹ qua chi nhánh tăng lên làm lượng ngoại tệ chi nhánh mua từ kiều hối cũng tăng theo. Tuy nhiên đến năm 2013, tuy doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh vẫn tăng nhưng tốc độ tăng có phần thấp hơn so với năm 2012 (11,38%, tức 1.411.881 USD). Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, các cá nhân vẫn là một trong những trọng tâm của hoạt động mua ngoại tệ tại ngân hàng. Lượng mua ngoại tệ vẫn tăng nhưng tốc độ tăng có lẽ vẫn còn thấp, chỉ 0,11% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguyên nhân vừa nói ở trên là lượng kiều hối thu về từ Mỹ thì tỷ giá cũng là nguyên nhân quan trọng. Tỷ giá mua của ngân hàng hiện nay vẫn thấp hơn so với Ngân hàng Vietcombank trên địa bàn tỉnh nên đã làm cho nguồn thu ngoại tệ của chi nhánh tăng chậm hơn so với khoảng thời gian trước.

Về phía trụ sở chính là NHNo&PTNT Việt Nam, đây là đối tượng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng. Bảng số liệu trên đã cho thấy rõ điều đó. Lượng ngoại tệ mua từ đối tượng này chiếm tỷ trọng không quá 1%, chứng tỏ sự tăng lên hay giảm xuống của lượng ngoại tệ này cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng. Mục đích chính của chi nhánh trong việc mua ngoại tệ từ trụ sở chính là

42

để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ khác USD của khách hàng do các ngoại tệ khác USD thường được chi nhánh duy trì trạng thái bằng 0 để tránh rủi ro tỷ giá do các loại ngoại tệ này thường biến động mạnh hơn so với USD. Khi khách hàng có nhu cầu chi nhánh sẽ thực hiện mua từ trụ sở chính và bán cho khách hàng..

Như vậy, sự tăng lên của tổng lượng ngoại tệ mua vào chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu là do tốc độ tăng của lượng ngoại tệ mua vào từ các doanh nghiệp và các cá nhân.

4.1.2.2 Phân tích theo loại tiền tệ

Các loại ngoại tệ mà NHNo&PTNT mua vào rất đa dạng, có thể kể đến một số loại tiêu biểu như sau: USD, EUR, CAD, AUD và các loại ngoại tệ khác. Để thuận tiện cho quá trình phân tích thì doanh số mua vào của các loại ngoại tệ đã được quy đổi sang USD, các loại ngoại tệ khác không phổ biến thì được sắp xếp vào cùng một nhóm. Sau đây là bảng số liệu phản ánh tình hình mua ngoại tệ theo loại tiền tệ (đã quy đổi sang USD) của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - tháng 06/2014:

43

Bảng 4.3 Doanh số mua ngoại tệ theo chủng loại của chi nhánh giai đoạn 2011 - tháng 06/2014

ĐVT: USD

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

USD 104.960.735 99,12 113.052.532 99,28 119.959.492 99,18 55.244.145 99,10 58.396.839 98,83 EUR 460.560 0,43 425.486 0,37 599.842 0,50 313.354 0,56 436.208 0,75 CAD 119.660 0,11 22.064 0,02 93.270 0,07 43.048 0,08 67.715 0,11 AUD 246.667 0,23 173.279 0,16 142.943 0,12 66.449 0,12 51.575 0,09 Khác 117.245 0,11 197.924 0,17 156.434 0,13 76.073 0,14 135.421 0,23 TỔNG 105.904.867 100,00 113.871.284 100,00 120.951.982 100,00 55.743.068 100,00 59.087.759 100,00

44

Bảng 4.4 Chênh lệch doanh số mua ngoại tệ theo chủng loại của chi nhánh trong thời gian qua

ĐVT: USD

Chỉ tiêu

2012/2011 2013/2012 6th/2014 - 6th/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

USD 8.091.797 7,71 6.906.960 6,11 3.152.694 5,71 EUR (35.074) (7,62) 174.356 40,98 122.854 39,21 CAD (97.596) (81,56) 71.206 322,72 24.667 57,30 AUD (73.388) (29,75) (30.336) (17,51) (14.874) (22,38) Khác 80.679 68.81 (41.490) (20,96) 59.348 78,01 TỔNG 7.966.417 7,52 7.080.698 6,22 3.344.691 6,00

Nguồn: Tính toán trên số liệu Phòng Kinh doanh ngoại hối, 2014

Qua bảng số liệu trên cho thấy, đồng USD là loại ngoại tệ được Chi nhánh mua vào nhiều nhất. Trong giai đoạn qua, đồng USD luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cả (trên 90%) trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ từ lâu đồng USD đã được xem là đồng tiền chủ đạo, chiếm vị trí độc tôn trên thị trường quốc tế. Mặt khác, đối với nước ta do đồng nội tệ (VND) chưa được tự do chuyển đổi trong các hoạt động ngoại thương nên đồng USD càng được sử dụng phổ biến hơn.

Nhìn chung trong thời gian qua, doanh số mua USD của chi nhánh liên tục tăng lên về mặt số lượng và tỷ trọng, dù có giai đoạn 2013 tỷ trọng có giảm xuống nhưng cũng không đáng kể (0,1%). Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số mua USD vẫn tiếp tục tăng lên (5,71%) so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy đồng USD vẫn giữ được vai trò hàng đầu của nó trong tổng doanh số mua vào của chi nhánh.

Đồng tiền đứng thứ hai sau đồng USD là EUR. Mặc dù tỷ trọng của nó không tới 1% nhưng về mặt tuyệt đối, doanh số vẫn tăng lên một cách đáng kể vào năm 2013 trong khi đã bị giảm xuống vào năm 2012. Cụ thể, năm 2012, doanh số mua EUR của chi nhánh giảm một lượng 35.074 USD, tương đương 7,62% và sau đó đã tăng lên 40,98% vào năm 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2014, lượng ngoại tệ mua bằng EUR tăng 122.854 USD, tương đương 39,21% so với củng kỳ. Tuy được xếp thứ hai nhưng đồng EUR vẫn còn cách khá xa so với đồng USD.

45

Đối với các loại ngoại tệ khác như CAD, AUD, GBP, SGD… thì nó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của chi nhánh. Tỷ trọng của nó là rất thấp, không tới 1%. Trong giai đoạn qua, các loại ngoại tệ này vẫn luôn duy trì tỷ trọng ổn định ở mức không quá 1%, vì vậy, sự thay đổi của tổng lượng ngoại tệ khác ít ảnh hưởng đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của chi nhánh.

Tóm lại, chi nhánh hầu như có thể mua tất cả các loại ngoại tệ mà các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu bán. Việc mua được nhiều loại ngoại tệ như vậy sẽ giúp chi nhánh tăng lượng dự trữ ngoại tệ, đa dạng hóa kinh doanh ngoại tệ và giảm bớt rủi ro khi có biến động về tỷ giá.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)