Khái quát về tỷ giá hối đoái trong kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 33)

2.1.4.1 Khái niệm

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng chính vì vậy nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia là một điều rất cần thiết. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định được gọi là tỷ giá. Vậy “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác” (Nguyễn Văn Tiến, 2008, trang 29).

Vì có liên quan đến hai đồng tiền nên khi niêm yết một tỷ giá bao giờ cũng có hai đồng tiền tham gia: một đồng tiền đóng vai trò yết giá, đồng tiền còn lại đóng vai trò định giá.

Ví dụ: Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng ngày 01/09/2014 thì 1 USD = 21.246 VND. Trong đó, đồng tiền thứ nhất (USD) là đồng tiền yết giá, có đặc điểm là một đơn vị cố định. Đồng tiền thứ hai (VND) là đồng tiền định giá, có đặc điểm là một lượng tiền biến đổi.

2.1.4.2 Vai trò

Quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới đã phát sinh quan hệ thanh toán quốc tế. Mỗi nước đều có đồng tiền riêng nên trong giao dịch quốc tế phải chuyển đổi đồng tiền nước này thành đồng tiền nước khác theo một tỷ lệ nhất định. Như vậy, mọi hoạt động quan hệ quốc tế đều phải thông qua tiền tệ và tỷ giá hối đoái đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định giá cả đồng tiền. Điều đó được thể hiện như sau:

- Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế...; trên cơ sở đó, tính toán hiệu quả ngoại thương, hiệu quả của việc liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài, và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.

- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu : Thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế.

Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Chẳng hạn, 1 lô hàng xuất khẩu trị giá 16.000 triệu VND. Thời điểm 01/01/2014 tỷ giá trên thị trường USD/VND = 21.036 thì lô hàng này được bán trên thị trường quốc tế với giá 0.761 triệu USD. Thời điểm 01/09/2014 tỷ giá USD/VND = 21.246 thì lô hàng này được bán với giá 0,753

19

triệu USD, rẻ hơn ban đầu. Khi ấy, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ gia tăng. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.

Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều nhau của tỷ giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thế giới có thể làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di chuyển các luồng vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn định.

2.1.4.3 Phân loại

a) Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:

1. Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.

2. Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.

20

3. Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên forex và luôn có sẵn (không cần phải tính toán), được thỏa thuận ngày hôm nay và việc thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo.

4. Tỷ giá phái sinh: Bao gồm các tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng: kì hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn. Tỷ giá phái sinh không được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên forex, mà được hình thành từ các thông số có sẵn trên thị trường như: tỷ giá giao ngay, mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng… Tỷ giá phái sinh thuộc loại tỷ giá có thời hạn, nghĩa là được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó ba ngày làm việc tiếp theo.

5. Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.

6. Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng được giao dịch cuối cùng trong ngày. Thông thường ngân hàng không công bố tỷ giá của tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa là 1 chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày. Cần chú ý là tỷ giá đóng cửa ngày hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau.

7. Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba.

8. Tỷ giá chuyển khoản: Áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.

9. Tỷ giá tiền mặt: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho các ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với các tỷ giá chuyển khoản.

10. Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá ngoại hối bằng điện. Ngày nay do ngoại hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là tỷ giá điện hối.

11. Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá ngoại hối bằng thư (không phổ biến).

b) Căn cứ cơ chế hành chính chính sách tỷ giá

1. Tỷ giá chính thức: (ở Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ

21

giá chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.

2. Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thi trường chợ đen quyết định.

3. Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó là cho dự trữ ngoại hối quôc gia thay đổi.

4. Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá do hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.

5. Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

2.1.4.4 Các phương pháp yết giá

- Yết giá ngoại tệ trực tiếp: là phương pháp yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng nội tệ. Thông qua cách này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp ra ngoài.

Ví dụ: USD/VND = 21.246 => 1USD = 21.246 VND

- Yết giá ngoại tệ gián tiếp: là phương pháp yết giá đồng nội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ. Thông qua cách này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ chưa được biểu hiện trực tiếp ra ngoài. Để biết giá cả đó là bao nhiêu thì chúng ta cần phải thực hiện phép tính chia chuyển đổi.

Ví dụ: EUR/USD = 1.28530

 1 USD = (1/1.28530) EUR => 1USD = 0.778030 EUR

Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều yết giá ngoại tệ trực tiếp, ngoại trừ Anh, New Zealand, Úc và liên minh châu Âu là dùng phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp.

2.1.4.5 Chế độ tỷ giá ở nước ta hiện nay

Quá trình phát triển của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam gắn liền với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng và đổi mới kinh tế của đất nước. Theo Trầm Thị Xuân Hương (2008), có thể chia quá trình phát triển của tỷ giá hối đoái Việt Nam thành hai giai đoạn lớn: giai đoạn trước pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 và giai đoạn sau pháp lệnh, tức là sau 1990, trong đó xem xét hai thời điểm trước và sau khủng hoảng tài chính năm 1997.

22

a) Giai đoạn trước Pháp lệnh Ngân hàng ban hành ngày 23/05/1990:

Theo Pháp lệnh ngân hàng, đơn vị tiền tệ nước ta là đồng, ký hiệu quốc tế là VND. Do Việt Nam không công bố hàm lượng vàng trong VND do vậy tỷ giá phải được xác định dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa VND và tiền tệ các nước khác. Trong giai đoạn này, vì Nhà nước độc quyền về ngoại thương và độc quyền về ngoại hối, ngân hàng là hệ thống một cấp trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên đặc trưng cơ bản của tỷ giá hối đoái của Việt Nam là chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá.

- Tỷ giá cố định là tỷ giá chính thức do Nhà nước công bố và điều chỉnh. - Đa tỷ giá thể hiện là trong giai đoạn này tồn tại cùng lúc nhiều tỷ giá khác nhau sử dụng trong các mối quan hệ trao đổi khác nhau. Lúc này có sự phân biệt giữa tỷ giá hối đoái áp dụng với các giao dịch với các nước XHCN. Với đối tượng này, Việt Nam thực hiện thanh toán bù trừ nhiều bên thông qua đồng Rúp chuyển nhượng. Cho đến năm 1991, khối XHCN tan vỡ, đồng Rúp chuyển nhượng không tồn tại nữa.

Đối với tỷ giá hối đoái giữa VND với đồng tiền các nước tư bản chủ nghĩa được xác định căn cứ vào sự biến động của thị trường mà Nhà nước công bố, còn trong quan hệ thanh toán vói các nước khác thì tỷ giá hình thành trên cơ sở các nghị định thư ký kết giữa hai nước với nhau.

Trong quan hệ với ngân sách Nhà nước chỉ sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc xác định hiệu quả kinh doanh cảu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Nhìn chung, giai đoạn này tỷ giá hối đoái ở Việt Nam được ấn định một cách chủ quan, tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học, chưa gắn liền với cung và cầu ngoại tệ và tỷ giá chính thức thường rất thấp so với tỷ giá trên thị trường.

b) Giai đoạn sau khi Pháp lệnh Ngân hàng ra đời

Trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997

- Đây là giai đoạn Việt Nam chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp, từ chế độ độc quyền ngoại hối sang chế độ quản lý thống nhất ngoại hối.

- Tỷ giá hối đoái trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách tiền tệ - tài chính quốc gia. Lúc này Nhà nước chủ trương áp dụng một tỷ giá và tỷ giá được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại hối trên thị trường.

Tuy nhiên hoạt động trên thị trường còn nhiều hạn chế, thủ tục mua bán và thanh toán ngoại tệ còn nhiều khó khăn, nên đầu năm 1996 NHNN quyết

23

định chuyển Trung tâm giao dịch ngoại tệ thành Phòng giao dịch Ngoại tệ của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997

Sau năm 1997, nhà nước chủ trương quản lý tỷ giá theo hướng điều hành linh hoạt trên cơ sở đảm bảo ổn định giá trị VND, do vậy NHNN đã liên tục mở rộng thêm biên độ dao động của tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường.

Để tránh sự đột biến trên thị trường bắt đầu ngày 26/02/1999, NHNN đã thực hiện bước đổi mới cơ bản, công bố tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng thay cho việc công bố tỷ giá chính thức. Hằng ngày căn cứ vào tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của USD so với VND, tỷ giá sẽ được điều chỉnh không vượt quá biên độ dao động theo quy định của NHNN. Trên cơ sở đó các NHTM kinh doanh ngoại hối sẽ tự công bố và điều chỉnh tỷ giá mua vào, bán ra phù hợp với yêu cầu kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.

Bảng 2.1 Biên độ dao động tỷ giá được công bố trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ năm 1999 đến nay

Thời gian Biên độ cho phép

28/02/1999 +/- 1% 01/07/2002 +/- 0,25% 31/12/2006 +/- 0.5% 24/12/2007 +/- 0,75% 10/03/2008 +/- 1% 27/06/2008 +/- 2% 06/11/2008 +/- 3% 24/03/2009 +/- 5% 01/12/2009 +/- 3% 11/02/2011 +/- 1%

Nguồn: Báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Dự án MUTRAP III, 2011

Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái đã thường xuyên được điều chỉnh linh hoạt, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiến đến tự do hoá tỷ giá, nâng cao uy tín của VND trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế đất nước.

24

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sóc trăng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)