Mô che chở (mô bì) 1.Định nghĩa :

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 39)

- TB và nhân kéo dài ra, thắt lại ở giữa, chất TB cũng chia đôi => 2 TB mới.

2.Mô che chở (mô bì) 1.Định nghĩa :

( ? Nêu định nghĩa mô che chở ?).

Mô che chở bao bọc phía ngoài cơ thể TV, có chức năng bảo vệ cho các mô bên trong khỏi tác động vật lý, hóa học hay sự phá hoại của các sinh vật khác, đồng thời thực hiện TĐC với môi trường ngoài.

2.2. Các loại mô che chở : biểu bì (sơ cấp).

Chu bì, thụ bì.

2.2.1. Mô che chở sơ cấp – biểu bì.

- Được hình thành từ mô phân sinh ngọn. - Che chở cho lá, thân non và cơ quan sinh sản.

- Có thể tồn tại suốt đời sống của cơ quan (cây 1 lá mầm) hay chỉ 1 thời gian và được thay thế bằng mô che chở thứ cấp (thân, rễ cây 2 lá mầm).

a,TB biểu bì.

( ? Quan sát H2.5 và H2.6 ?)

Nhận xét : hình dạng, cấu tạo các TB biểu bì. Đặc điểm chung nhất của các TB biểu bì.

Các cơ quan của Tv đều được bọc kín bởi các TB biểu bì -> các cơ quan đó thực hiện TĐC với môi trường ngoài như thế nào ?

Hình dạng :

+ TB biểu bì có nhiều hình dạng khác nhau phụ thuộc vào sự phát triển và bề mặt cơ quan mà nó bảo vệ, che chở.

Đặc điểm chung :

+ Thường có dạng hình phiến, xếp sít nhau, vách TB thẳng, không có khoảng gian bào, vách ngoài dày hơn vách bên và vách trong.

+ Mặt ngoài TB biểu bì thường được phủ lớp cuticun (trừ khe lỗ khí) hoặc lớp sáp ( mỏng hoặc rất dày) => tác dụng bảo vệ mô bên trong khỏi bị mất nước.

? (Cây thủy sinh không có cuticun) hoặc thấm lignin, muối Ca, chất xilic.

Cấu tạo :

chỉ gồm 1 lớp TB, có thể có 2 hoặc nhiều lớp.

+ Khi còn non : khoang TB chưa đầy chất TB, nhân tròn và 1 số thể lạp nhỏ, không màu.

+ TB trưởng thành : Không bào phát triển mạnh -> chất TB sát vách TB. Không bào chứa dịch TB trong suốt hoặc có màu.

Chức năng :

+ Bảo vệ, che chở các mô bên trong. + TĐ khí với môi trường.

b, Lỗ khí.

- Thường gặp ở lá, phần non của thân.

- Là 1 thành phần cấu tạo của biểu bì -> làm nhiệm vụ trao đổi khí và thoát hơi nước.

( ? Cấu tạo lỗ khí ?)

- Lỗ khí là 1 khe hở nằm giữa 2 TB lỗ khí (TB bảo vệ). TB lỗ khí có hình hạt đậu hoặc hình thận, 2 mặt lõm quay vào nhau -> khe lỗ khí ở giữa 2 TB.

-

( ? Quan sát H2.8 và giải thích ?).

Cơ chế đóng mở lỗ khí.

TB lỗ khí có chứa lục lạp =>

+ Ngoài sáng : TB tham gia quang hợp -> đường -> tăng nồng độ dịch bào -> nước ở TB bên cạnh bị hút vào TB lỗ khí -> áp suất trương nước của TB lỗ khí tăng. Do vách TB ngoài mỏng dễ co giãn và vách trong dày chịu được sức kéo căng => lỗ khí mở ra.

+ Đêm tối : Quang hợp không xảy ra, đường -> tinh bột => giảm nồng đọ dịch bào -> nước từ TB bên cạnh không vào TB lỗ khí -> áp suất trương nước của TB lỗ khí mất đi => TB lỗ khí xẹp xuống -> lỗ khí đóng lại.

c, Lỗ nước.

- Ở 1 số cây ngoài lỗ khí còn có những lỗ tiết nước ra ngoài dưới dạng lỏng -> lỗ nước (ở lá).

- Lỗ nước giống lỗ khí nhưng khe lỗ nước luôn mở vì vách TB không có khả năng co giãn.

d, Lông.

- Là phần kéo dài của biểu bì ra phía ngoài. - Hình dạng, kích thước, cấu tạo khác nhau.

- Tăng cường chức năng bảo vệ, giảm bớt sự thoát hơi nước hoặc tham gia vào chức năng dinh dưỡng (lông hút).

-

( ? Đặc điểm của từng loại lông ?).

- Các loại lông :

+ Lông che chở. + Lông tiết.

+ Lông hút (lông rễ).

2.2.2. Mô che chở thứ cấp – chu bì, thụ bì.

- Mô che chở thứ cấp : hình thành thay thế cho mô che chở sơ cấp sau khi biểu bì trên thân và rễ chết. Thường xuất hiện cách ngọn thân và rễ 1 đoạn ngắn -> thân, rễ chuyển sang màu nâu sẫm.

-

Chu bì :

- toàn bộ tổ chức mô che chở thứ cấp vừa hình thành gồm : bần – tầng sinh vỏ - vỏ lục.

+ Bần : Các TB chết, vách hóa bần (thấm suberin) không thấm nước, khí => bảo vệ cây khỏi bị mất nước, bảo vệ các mô bên trong.

+ Tầng sinh vỏ : Các TB sống, có khả năng phân chia : • Phía ngoài : tạo TB bần.

• Phía trong : tạo TB vỏ lục.

+ Vỏ lục (lục bì) : giống TB mô mềm vỏ, nhưng bên trong chứa các hạt diệp lục, vách Tb bằng xellulo hoặc hóa gỗ.

Lỗ vỏ :

- nằm trong mô bì thứ cấp, có chức năng như lỗ khí -> làm nhiệm vụ TĐ khí với môi trường. Được hình thành cùng chu bi hoặc sớm hơn.

-

Thụ bì :

- tập hợp các mô chết ở phía ngoài tầng sinh vỏ. Thụ bì tạo thành lớp vỏ dày (vài cm), màu đen, sần sùi, nứt thành hình đặc trưng cho từng loài hoặc bong từng mảng lớn hoặc có khi rách ra nhưng vẫn bám trên thân (tràm).

3. Mô cơ (mô nâng đỡ).3.1. Định nghĩa :

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 39)