II. Bài 2: QUAN SÁT MỘT VÀI THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO 1.Nội dung :
2. Hình thái rễ.
- Cấu tạo rễ đa dạng, phù hợp với các chức năng sinh lý, thích nghi với các môi trường sống khác nhau nơi cây sinh trưởng, phát triển.
- Thường có hình trụ, đầu hơi nhọn, phân nhánh, mang nhiều rễ con, lông hút => tăng diện tích tiếp xúc môi trường.
- Hình thái rễ có khác kiểu rễ khác nhau, và các miền khác nhau.
2.1. Các kiểu rễ.
- 2 kiểu rễ chính : Rễ cọc Rễ chùm.
- Ngoài ra còn rễ phụ được sinh ra từ thân, cành hoặc lá. a) Rễ cọc (rễ trụ).
( ? Phân tích qua mẫu vật đặc điểm cấu tạo rễ trụ ?).
- Đặc trưng cho các cây thuộc lớp 2 lá mầm.
- Gồm :
+ Rễ chính : Phát triển từ rễ mầm trong phôi, đâm thẳng xuống đất ( rễ chính lá rễ cấp 1). + Rễ bên :
• Hình thành từ miền trưởng thành của rễ cấp 1. • Gọi là rễ cấp 2, phân nhánh thành rễ cấp 3.
• Các rễ bên hình thành theo thứ tự hướng ngọn : rễ non phát sinh gần đỉnh ngọn, rễ già phía gốc rễ.
+ Rễ chính và các rễ bên => hệ rễ trụ. b) Rễ chùm.
( ? Đặc điểm phân biệt rễ chùm so với rễ trụ ?).
- Đặc trưng cho các cây trong lớp 1 lá mầm.
- Gồm :
+ Nhiều rễ con có hình dạng, kích thước tương đối đồng đều. + Không có rễ chính : rễ chính sớm ngừng phát triển.
- Rễ chùm :
+ Không có khả năng sinh trưởng thứ cấp như rễ trụ.
+ Cùng phát sinh từ gốc thân sau khi rễ mầm chết => hệ rễ chùm.
2.2. Các miền của rễ.
( ? Phân biệt các miền của rễ ? đặc điểm cấu tạo, chức năng ?).
Rễ cây mọc trong đất gồm 4 miền : + Miền chóp rễ.
+ Miền sinh trưởng. + Miền hút.
a) Miền chóp rễ.
- Màu sẫm hơn các miền khác.
- TB có vách ngoài hóa nhày => che chở các mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hại và xây sát khi rễ đâm vào đất.
- 1 số cây sống dưới nước ( bèo tấm, bèo tây) có bao đầu rễ thay cho chóp rễ chính thức. b) Miền sinh trưởng : ngày trên chóp rễ.
Là nhóm TB mô phân sinh, phân chia liên tục làm rễ dài ra. c) Miền hút : (miền hô hấp, miền lông hút).
- Là miền quan trọng nhất => hút nước và các ion khoáng. - Độ dài không đổi đối với mỗi loài.
- Có nhiều lông hút, tồn tại trong thời gian nhất định, được hình thành chiều hướng ngọn. d) Miền trưởng thành ( miền bần, miền phân nhánh).
- Có lớp biểu bì bao ngoài hóa bần -> nhiệm vụ bảo vệ. - Trong trụ có các mạch dẫn -> chức năng dẫn truyền.