Bài 1: THỰC HÀNH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUA QUAN SÁT 1 SỐ TẾ BÀO THỰC VẬT.

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 58)

BÀO THỰC VẬT.

1. Nội dung :

- Quan sát Tế bào rời, Tế bào dính liền (trong mô) trên 1 số đối tượng thực vật.

2. Chuẩn bị.

* GV + PTN :

- Dụng cụ :

+ Kính hiển vi + phụ tùng.

+ Kim mũi mác, giấy thấm, lưỡi dao cạo. + Đĩa đồng hồ.

- Hóa chất : nước cất, glixerin, kali iotdua.

- Mẫu vật : + Cây hành ta.

+ Củ hành tây. + Quả cà chua chín.

+ Quả hồng chín hoặc dưa hấu. + Hoa dâm bụt có bao phấn

+ Lá và củ tỏi. đã chín (hoặc hoa khác….).

+ Lá cây lẻ bạn. + Bào tử dương xỉ.

*SV :

- Đọc kĩ phần cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi. - Xem trước nội dung thực hành bài 1.

- Ôn lại kiến thức về hình dạng, cấu tạo TB TV.

- Xem bài quan sát TB TV (SGK SH 6) để đối chiếu khi làm thực hành và chuẩn bị hướng dẫn sau này.

- Mẫu vật (chuẩn bị như GV).

3. Tiến hành.

a. Làm tiêu bản và quan sát TB rời ở thịt quả cà chua chín (hoặc ở quả dưa hấu, hồng, táo, dưa bở….).

- Bổ đôi quả cà chua -> lấy ít dịch màu đỏ trong quả -> đặt lên phiến kính đã giỏ sẵn glixerin hoặc nước cất -> dàn đều -> đậy lamen -> lên kính quan sát.

- Nhân xét hình dạng, kích thước TB, thành phần tế bào, lạp màu. - Nhuộm tiêu bản bằng iotdua Kali => tiêu bản biến đổi màu : + Chất Tb -> màu vàng.

+ Nhân -> vàng nâu. + Hạt bột -> xanh.

b. Làm tiêu bản quan sát TB hạt phấn hoa dâm bụt. (hoặc TB 1 số cây dương xỉ, thông đất….).

- Tách một bao phấn trên hoa -> hạt phấn -> phiến kính đã có sẵn glixerin hoặc nước cất -> lên kính quan sát.

- Nhận xét hình dạng các hạt phấn hoa (hình cầu).

- Nhận xét bên ngoài hạt phấn có gì đặc biệt (nhiều gai nhỏ là 1 phần màng hạt phấn kéo dài).

c. Làm tiêu bản, quan sát tế bào dính liền ở biểu bì vảy hành tươi (hoặc lá hành, vảy củ hành tây).

- Dùng kim mũi mác tách 1 lớp mỏng biểu bì vảy hành tươi (3 – 6 mm) -> đưa lên phiến kính có sẵn glixerin hoặc nước cất (úp mặt bị bóc xuống) -> đậy lamen -> kính quan sát.

- Nhuộm tiêu bản với iotdua kali.

- Quan sát ở vật kính nhỏ -> hình dạng, cách sắp xếp các TB biểu bì.

- Chọn chỗ sáng nhất, rõ nhất trên tiêu bản -> quan sát ở vật kính lớn -> cấu tạo chi tiết :

+ Vách TB.

+ Chất TB : bắt màu vàng nhạt. + Nhân TB : vàng hoặc vàng nâu. + Không bào.

- Lưu ý : Không thấy khoảng gian bào hoặc rất nhỏ. Ở lá : cạnh TB biểu bì còn có TB lỗ khí.

4. Tường trình kết quả thực hành.

- Nhận xét về hình dạng, tính chất của các loại TB đã quan sát, liên hệ với vai trò của chúng.

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w