Mô phân sinh.

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 36)

- TB và nhân kéo dài ra, thắt lại ở giữa, chất TB cũng chia đôi => 2 TB mới.

1. Mô phân sinh.

1.1. Định nghĩa :

( ? Đặc điểm cấu tạo nào của TB mô phân sinh giúp chúng có thể phân chia rất nhanh và liên tục ?).

Mô phân sinh được cấu tạo bởi các TB non chưa phân hóa, có khả năng phân chia rất nhanh và liên tục cho tới cuối đời sống của cây để tạo thành các mô khác.

( => Đặc điểm đặc trưng của các TB mô phân sinh : TB non, chưa phân hóa.).

1.2. Đặc điểm chung của các TB mô phân sinh (SV tự nghiên cứu).

- Gồm những TB non, chưa phân hóa. Thể lạp dưới dạng thể trước lạp, mạng lưới nội chất và ti thể ít phát triển.

- Hình dạng TB không giống nhau ở các vị trí khác nhau.

- Kích thước TB nhỏ bé, chất TB đậm đặc, nhân to, có nhiều không bào li ti.

- TB xếp sít nhau không để hở các khoảng gian bào, vách TB mỏng, nước chiếm 92,5%, ngoài ra chủ yếu là peetin, hemixelulozo, ít xellolozo.

- Khi mô phân sinh đang hoạt động phân chia mạch -> trong TB không rõ các bào quan.

1.3. Các loại mô phân sinh.

Quan sát H2.1 và H2.2 trang 76 ( thảo luận và trả lời ).

? Dựa vào vị trí, có thể phân chia mô phân sinh ra làm mấy loại ? chức năng của từng loại mô đó ?

? So sánh nón tăng trưởng ở chồi và rễ ?

? Dựa vào trình tự phát triển, có thể phân chia mô phân sinh như thế nào ?

- Các loại mô phân sinh : theo vị trí theo trình tự phát triển. + Mô phân sinh ngọn : ngọn chồi

Đầu rễ thuộc mô phân sinh

+ Mô phân sinh lóng (gióng) : ở gốc mỗi gióng sơ cấp. thuộc họ lúa

+ Mô phân sinh bên => mô phân sinh thứ cấp.

1.3.1. Mô phân sinh ngọn.

- Được cấu tạo bởi các TB khởi sinh chưa phân hóa, xếp sít nhau tạo khối hình nón => nón tăng trưởng.

- Các Tb khởi sinh phân chia liên tục, hình thành nên các loại mô phân sinh phân hóa.

+ Tầng sinh bì -> hình thành nên mô bì (biểu bì).

+ Mô trước phát sinh -> hình thành mô dẫn (libe, gỗ, tầng sinh trụ) + Mô phân sinh cơ bản -> hình thành mô cơ bản (vỏ, tủy, tia tủy). - So sánh nón tăng trưởng ở chồi và ở rễ.

+ Ở rễ : nón tăng trưởng cho ra : • Chóp rễ.

• Lớp nguyên bì. • Mô phân sinh cơ bản. • Mô trước phát sinh.

+ Ở ngọn : phân chia cho ra : • Lớp nguyên bì. • Mô phân sinh cơ bản. • Mô trước phân sinh.

Hoạt động của mô phân sinh ngọn làm cây tăng trưởng chiều cao (tham khảo H2.3) -> nguồn gốc các mô sơ cấp và các TB chuyên hóa trong thân.

1.3.2. Mô phân sinh lóng. ( ? Vai trò mô phân sinh lý ? liên hệ thực tế.)

Được hình thành từ mô phân sinh ngọn trong quá trình phân hóa của chồi => cây dài ra ở gốc gióng. Tại sao 1 số cây (mía, lúa….) khi bị đổ xuống, 1 thời gian lại có thể “đứng” lên được ?

1.3.3 Mô phân sinh bên (mô phân sinh thứ cấp):

- Nằm cạnh các cơ quan (rễ, thân) => tăng trưởng chiều ngang. - Cấu tạo bởi 1 tầng TB non, sinh sản theo 2 phía : ngoài và trong Dần phân hóa 2 loại mô khác nhau : tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

+ Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần).

• Ở phần vỏ của rễ và thân, các TB sít nhau. • Phân chia nhiều lần :

• Bên ngoài -> lớp bần. • Bên trong -> lớp vỏ lục. • Tập hợp : Lớp bần. Tầng sinh vỏ. => chu bì. Vỏ lục.

+ Tầng sinh trụ : nằm trong trụ giữa của rễ và thân hình thành 1 lớp liên tục (dải riêng biệt) giữa gỗ và libe.

• Phía trong -> libe thứ cấp : dẫn nhựa luyện • Phía trong -> gỗ thứ cấp : dẫn nhựa nguyên (gỗ thứ cấp phát triển mạnh hơn libe thứ cấp).

- Vai trò của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ : + Bảo vệ.

+ Cây lớn lên về chiều ngang.

Thực hiện ▼ trang 80 ?...

2. Mô che chở (mô bì).2.1. Định nghĩa :

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w