II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (tiếp) 5 Các thể ẩn nhập trong tế bào.
b) Vách thứ cấp:
( ? Đặc điểm, thành phần cấu tạo nên vách thứ cấp ?).
- Ở TB các mô đã phân hóa, bên dưới vách sơ cấp hình thành vách thứ cấp. - Gồm 3 lớp do các sợi xellulozo tạo nên.
+ Được cấu tạo từ các bản mỏng riêng biệt do sợi xellulozo xếp theo 1 hướng tạo thành, xen giữa có chất peetin.
( ? Đặc điểm cấu tạo nào giúp vách TB bền chắc, dẻo dai ?).
+ Hướng của các sợi xellulozo của các lớp khác nhau không giống nhau => vách TB bền chắc.
( ? Những đặc điểm khác nhau giữa 2 loại vách TB ?).
- Thành phần :
+ nhiều xellulozo (80 - 90%). + ít peetin.
7.3. Đường lưu thông giữa các TB - các lỗ của vách TB.
- Giữa các TB cần có sự lưu thông TĐC tạo mô thống nhất -> sự lưu thông nhờ sợi liên bào và lỗ.
* Sợi liên bào :
Sợi TB chất liên kết chất nguyên sinh của các TB cạnh nhau thông qua vùng lỗ sơ cấp của vách sơ cấp.
* Lỗ :
- Được hình thành trên vách thứ cấp. - 2 loại :
+ Lỗ đơn : hình ống ngắn hoặc khe rãnh.
+ Lỗ viền : cấu tạo phức tạp, gặp ở yếu tố dẫn và cơ học của gỗ. - Đặc điểm cấu tạo các loại lỗ ( SV tự nghiên cứu).
- Sự thủng lỗ => mạch dẫn.
( ? Ý nghĩa sinh học của sợi liên bào và lỗ lưu thông giữa các TB đối với hoạt động sống của cơ thể TV ?).
7.4. Gian bào và khoang trống.
- Gian bào : khoảng trống xen giữa các TB
- Khoang trống : khoảng gian bào lớn. => chứa khí hoặc chất nhày, nước.
7.5. Những biến đổi hóa học của vách TB.
- Trong quá trình sống của cây, vách TB có thể thay đổi thành phần hóa học và tính chất vật lý để đáp ứng những chức năng đặc biệt. - Các dạng biến đổi : + Sự hóa gỗ (lignin) + Sự hóa cutin + Sự hóa bần. + Sự hóa nhày. + Sự thấm vô cơ. + Sự thấm sáp.
7.5.1. Sự hóa gỗ (hóa lignin).
- Lignin là 1 hợp chất fenol thơm, màu vàng nâu, cứng, giòn, chứa nhiều C hơn xellulozo, bị nhuộm xanh lục bởi I2 hoặc xanh metylen.
- Vách xellulozo ngấm chất gỗ vào các mắt lưới -> vách TB cứng rắn, bền hơn , tính đàn hồi giảm, TB không lớn lên được nữa.
- Thường gặp ở các mô gỗ.
- Sự hóa gỗ hoặc thực hiện trên toàn bộ vách -> TB vẫn TĐC được.
7.5. 2. Sự hóa cutin :
- Gặp ở TB biểu bì : màng ngoài của TB biểu bì biến đổi thành chất cutin không thấm nước -> lớp bảo vệ gọi là tầng cutin.
- Độ dày mỏng của tầng cutin phụ thuộc điều kiện sống từng loại cây : cây vùng khô nóng -> tầng cutin dày -> chống thoát nước.
7.5. 3. Sự hóa bần (suberin).
- Gặp ở TB mô bì thứ cấp.
- Vách TB có thể biến đổi toàn bộ thành chất bần (suberin) không thấm nước, khí, không thối rữa.
- TB hóa bần -> TĐC đình chỉ -> TB chất.
- Chức năng : tầng bần che chở nhiều tầng bên trong của cây.
7.5. 4. Sự hóa nhày .
- Xảy ra ở 1 số hạt lúc nảy mầm.
- Trên bề mặt TB bồi thêm 1 lớp chất nhầy -> phồng lên khi ngấm nước -> nhớt. - Tác dụng : giữ ẩm cho hạt nảy mầm.
7.5. 5. Sự thấm vô cơ.
- Thường gặp ở Tb biểu bì thân, lá, cây họ lúa, cói… - Vách TB có thể thấm thêm các chất vô cơ Ca, Si… - Tác dụng : tăng cường sự nâng đỡ cho thân, lá.
7.5. 6. Sự thấm sáp.
- Phủ mặt ngoài vách TB biểu bì, không thấm nước.
- Thường gặp ở : vỏ quả bí, thân mía, lá su hào, lá khoai nước…
( SV thực hiện ▼trang 62).
* Giải thích cơ sở KH của việc ngâm thân cây đay, gai trong nước ao để lấy sợi ? ( do lớp peetin bị phân hủy…..)
* Vì sao lá cây ưa sáng, mọng nước thường có tầng cuticen dày ? ( chống mất nước, bảo vệ cơ thể thích nghi môi trường sống…..)
* Vì sao lá hoặc thân cây thủy sinh khi giải phẫu thường thấy có nhiều khoang trống lớn? ( chứa khí dự trữ, do peetin bị phân hóa đường ở góc TB -> vách TB bị bông ra….).