BÀI 4: MÔ CHE CHỞ, MÔ NÂNG ĐỠ, MÔ MỀM 1.Nội dung.

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 98)

1. Nội dung.

Quan sát trên 1 số đối tượng thực vật.

- Mô che chở sơ cấp (biểu bì, lỗ khí, lông che chở) và mô che chở thứ cấp (bần, lỗ vỏ). - Mô mềm đồng hóa.

Mô cứng.

2. Chuẩn bị .

- Sinh viên :

+ Xem lại lý thuyết về cấu tạo, chức năng các loại mô.

+ Đọc và nhớ kĩ các nội dung thực hành và các bước tiến hành nhuộm kép mẫu vật. + Mẫu vật :

Lá tỏi tây. Thân cây dâu tằm.

Lá táo ta. Thân cây rau diếp.

Lá nhót. Củ khoai tây.

Lá bí ngô. Lá chè.

- Giáo viên + PTN : + Mẫu vật (bổ sung cho HS).

+ Dụng cụ : kính hiển vi và phụ tùng. Giấy thấm, kim mũi mác. Đĩa đồng hồ, lưỡi dao cạo.

+ Hóa chất : Nước cất, glixerin, Kali iotdua, zaven, xanh metylen, cacmin, phèn chua.

3. Tiến hành.

3.1. Làm tiêu bản quan sát mô che chở sơ cấp (biểu bì) và mô mềm đồng hóa ở lá tỏi tây.

a) Cách làm tiêu bản.

- Cắt 1 đoạn lá tỏi tây (0,5 – 3 cm) -> cắt lát thật mỏng ngang qua lá => nhuộm kép. - Phương pháp nhuộm kép : gồm các bước :

+ Ngâm lát cắt trong giaven 15 – 20 phút để tảy sạch nội chất -> rửa sạch bằng nước lã -> rửa lại bằng axit axetic 1% -> rửa bằng nước cất 2 lần.

+ Nhuộm xanh bằng xanh metylen (loãng) 10 giây đến 1 – 2 phút -> rửa bằng nước cất. + Nhuộm đỏ bằng dung dịch cacmin (20 – 30 phút). -> rửa bằng nước cất.

- Lên kính bằng glixerin hoặc nước cất.

- Quan sát thấy TB có vách : bằng xellulo -> đỏ hồng. Hóa gỗ -> màu xanh.

b) Quan sát.

*Quan sát biểu bì và lỗ khí trên lát cắt ngang lá tỏi tây.

- Quan sát bằng vật kính nhỏ -> tìm các lỗ khí cắt ngang chính giữa -> chuyển vật kính lớn.

- Quan sát từ ngoài vào trong :

+ Tầng cuticun : vị trí : ngoài cùng , phủ biểu bì.

Sự khác nhau giữa mặt ngoài với mặt trong. • Mặt ngoài : trắng đục, sần sùi, dày.

• Mặt trong : nhẵn, dính sát lớp TB biểu bì. + Lớp biểu bì : vị trí : dưới lớp cuticun.

Vách ngoài dày hơn vách trong và vách bên. + Lỗ khí :

• Vị trí : . khe hở giữa 2 TB lỗ khí.

. Thỉnh thoảng thấy các lỗ khí nằm thấp hơn so với mặt phẳng ngang của TB biểu bì. • Phân biệt : . Khe lỗ khí : giữa 2 TB lỗ khí

. Cửa trước : khoang nhỏ phía trên khe khí. . Cửa sau : khoang nhỏ phía dưới khe khí.

• Cấu tạo phù hợp chức năng TĐ khí : lỗ khí thông với khoang trống phía dưới -> khoang lỗ khí.

TB lỗ khí có : vách ngoài mỏng -> co dãn.

Vách trong dày -> chịu sức kéo căng.

*Quan sát mô giậu, mô xốp ở thịt lá tỏi tây.

- Dùng tiêu bản ở thí nghiệm trên – chuyển vị trí để quan sát khoảng giữa 2 lớp biểu bì. + Quan sát mô giậu : vị trí.

Cấu tạo TB.

Cách sắp xếp TB trong mô giậu.

+ Quan sát mô xốp : so sánh cấu tạo mô xốp với mô giậu về cấu tạo, hình dạng, khoảng gian bào.

+ Nhận xét : cấu tạo mô giậu, mô xốp phù hợp với chức năng đồng hóa ?

Quan sát biểu bì, lỗ khí của lá đa, lá chuối.

3.2. Làm tiêu bản, quan sát 1 vài dạng lông đơn bào, đa bào ở lá.

a) Quan sát lông đơn bào ở lá táo. - Nhỏ 1 giọt glixerin lên phiến kính.

- Dùng kim mũi mác cạo nhẹ trên mặt dưới lá táo -> lấy 1 ít “ phấn trắng” -> dầm vào giọt glixerin.

- Quan sát hình dạng, cấu tạo lông lá táo trên kính hiển vi. b) Quan sát lông đa bào ở lá nhót.

- Cách làm như với lá táo.

- Quan sát : lông lá nhót gồm nhiều TB cùng xuất phát từ 1 tâm (giống hoa cúc). (lông đa bào có cả ở lá và quả nhót).

c) Quan sát lông đa bào 1 dãy ở lá bí ngô. - Cách làm như với lá táo.

- Quan sát : so sánh lông đa bào ở lá nhót với lông đa bòa ở lá bí ngô. (ở bí ngô, lông đa bào có cả ở lá và thân).

*Lưu ý : Mẫu vật thay thế.

+ Lông đơn bào ở lá sắn dây, lá và thân vòi voi.

+ Lông đa bào 1 dãy : cây vừng, lá mò trắng, mướp, lá mơ tam thể. + Lông đa bào hình sao : lá bồ đề.

3.3. Làm tiêu bản, quan sát mô che chở thứ cấp (chu bì, lỗ vỏ) ở thân cây dâu tằm.

a) Phân biệt các lớp ở chu bì.

- Chọn đoạn vỏ thân, chỗ có nốt sần sùi -> cắt vuông góc trục thân những lát mỏng -> nhuộm kép -> quan sát từ ngoài vào trong.

+ Lớp bần : bắt màu xanh nhạt với xanh metylen.

+ Lớp TB tầng phát sinh vỏ : bắt màu đỏ nhạt với cacmin. + Lớp vỏ luc : màu hồng đậm.

b) Quan sát lỗ vỏ.

- Chọn mẫu cắt mỏng -> quan sát ở vật kính nhỏ, xác định chỗ cắt ngang qua lỗ vỏ -> quan sát ở vật kính lớn (từ ngoài vào trong).

+ Ví trí, cấu tạo TB bổ sung. + Ví trí, cấu tạo TB tầng sinh vỏ.

- Nhận xét : Lỗ vỏ có ở những bộ phận nào của cây ? Chức năng của lỗ vỏ ?

3.4. Làm tiêu bản quan sát mô nâng đỡ.

a) Quan sát mô dày xốp ở thân cây rau diếp (hoặc thân cây su hào non). - Cắt lát mỏng ngang thân -> nhuộm kép -> lên phiến kính.

+ Quan sát cấu tạo TB mô dày xốp, chú ý góc TB. + Xác định vị trí lớp TB mô dày xốp.

b) Quan sát TB đá phân nhánh ở lá chè (quan sát mô cứng). - Cắt ngang lá chè những lát mỏng -> tẩy trắng bằng giaven.

- Lên kính quan sát : TB lớn, đơn độc, có thành dày, phân nhánh, có thể ke3os dài xuyên qua lá -> TB đá phân nhánh.

4. Thu hoạch.

- Vẽ hình và chú thích các mẫu quan sát được.

- Nhận xét về cấu tạo của mô phù hợp với chức năng.

Thực hành: bài 5,6

BÀI 5 : QUAN SÁT MÔ DẪN VÀ MÔ TIẾT.

Mục tiêu :

c) Kiến thức :

- SV thực hành quan sát và phân biệt được mô dẫn và mô tiết. - Nhân biết được cấu tạo, vị trí từng loại mô đó trong cây. d) Kĩ năng.

- Nắm vững phương pháp nhuộm kép.

- Rèn được kĩ năng quan sát, kĩ năng vẽ hình.

Nội dung bài học :

Một phần của tài liệu giao an hình thái giải phẫu thực vật (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w