II. Bài 2: QUAN SÁT MỘT VÀI THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO 1.Nội dung :
BÀO VÀ SỰ PHÂN BÀO.
1. Nội dung :
- Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng co nguyên sinh. - Quan sát sự phân bào nguyên nhiễm.
2. Chuẩn bị :
*SV :
- Đọc nội dung hướng dẫn thực hành bài 3. - Xem kĩ nội dung lý thuyết liên quan. - Mẫu vật :
+ Củ hành tía hoặc củ hành có rễ. + Lá thài lài tía.
+ Lá cây lẻ bạn. *GV + PTN :
- Dụng cụ : + Như bài 1.
+ Đèn cồn, diêm, cốc thủy tinh nhỏ. - Hóa chất :
+ Dung dịch muối ăn 10 – 15% hoặc nước đường 30%. + Nước cất, glixerin.
+ Dung dịch cacmin axetic, dung dịch cacnon. - Mẫu vật : (như trên).
3. Tiến hành.
a) Làm tiêu bản quan sát không bào và hiện tượng co nguyên sinh, phản co nguyên sinh.
- Lá thài lài tía hoặc lá cây lẻ bạn hoặc vảy ngoài củ hành tía (vảy tươi) -> tước 1 mảnh biểu bì nhỏ ở mặt dưới lá (hoặc mặt ngoài vảy hành).
- Lên kính bằng nước thường -> quan sát ở vật kính nhỏ -> vật kính lớn : quan sát không bào và TBC, đặc điểm của chúng? Giải thích tại sao các TB này lại có màu ? ( TB biểu bì)
*Quan sát hiện tượng co nguyên sinh.
- Giỏ 1 giọt dung dịch muối ăn 10 – 15% (hoặc dung dịch đường 30%) vào 1 bên mép lá kính, đối diện đặt miếng giấy thấm hút dẫn nước => trong TB được thay thế bằng dung dịch nước muối.
- Quan sát : phạm vi có màu tím nhạt trong TB dần bị tách khỏi vách TB và thu nhỏ lại tạo khoảng trống không màu -> hiện tượng co nguyên sinh.
- Giải thích ?
*Quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh.
- H2O -> TB
Dung dịch muối -> ra khỏi TB
Không bào (phần màu tím) dần dần trở lại trạng thái ban đầu, sát vách TB. - Nếu để co nguyên sinh quá lâu => không có hiện tượng phản co nguyên sinh. b) Làm tiêu bản quan sát sự phân bào nguyên nhiễm ở TB mô phân sinh đầu rễ hành. - Lấy rễ hành cắt 5 mm (từ đầu ngọn) -> chẻ dọc thành 2 phần -> ngâm vào dung dịch cacnon để định hình (dung dịch cacnon = 6 phần cồn + 1 phần axit axetic) trong thời gian 1 giờ.
- Nhuộm với cacmin axetic.
- Đun sôi nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn 30 phút.
- Đặt mẫu lên phiến kính : úp mặt cắt xuống có nhỏ 1 giọt cacmin axetic mới -> đậy lamen -> hơ nhẹ phiến kính chỗ có mẫu trên đèn cồn.
- Tiêu bản để phẳng -> ấn nhẹ và miết 1 chiều xuống lá kính -> dàn mỏng các TB. - Quan sát ở vật kính nhỏ -> vật kính lớn : quan sát TB phân chia -> NST bắt màu đậm.
- Phân biệt các thời kỳ phân bào trên mẫu.
4. Tường trình kết quả thực hành.
- Vì sao trong TN quan sát không bào và hiện tượng co nguyên sinh phải làm với các loại TB biểu bì có màu ? có thể dùng phương pháp nhuộm màu tiêu bản được không ?
Bài tập :
Hoàn thiện các bài tường trình. Chuẩn bị trước nội dung chương 2.