Phương pháp đánh giá chất lượng quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 45)

- Thiết bị phủ chế phẩm dạng máng lăn: Thiết bị phủ màng dạng máng lăn được thiết kế làm bằng vật liệu nhựa PVC, khung đỡ máng lăn bằng vật liệ u Ino

c) Điều kiện thực hiện mô hình

3.6.1. Phương pháp đánh giá chất lượng quả

Các công thức được bảo quản ở nhiệt độ phòng, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, cơ lý và hóa sinh định kỳ (1tuần/lần). Mẫu phân tích hóa sinh được lấy ngẫu nhiên trong số quả không khuyên tròn ở các công thức, 3 quả/công thức/lần phân tích.

a) Chất lượng cảm quan được xác định theo TCVN 3215-79 bằng phương pháp cho điểm thông qua thành lập Hội đồng đánh giá cảm quan. Theo qui định, loại tốt (18,6-20), khá (15,2-18,5), trung bình (11,2-15,1), kém (7,2-11,1), rất kém (4,0-7,2) và hỏng (0-3,9).

b) Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên được xác định bằng phương pháp cân khối lượng và tính theo công thức:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 100 . 1 2 1 M M M

X = − Trong đó: X (%):Hao hụt khối lượng tự nhiên ở mỗi lần phân tích; M1:Khối lượng quả trước bảo quản (gam); M2:Khối lượng quảở các lần phân tích (gam) c) Tỷ lệ rụng cuống được xác định bằng cách đếm số quả rụng cuống trong lô thí nghiệm theo công thức:

d) Tỷ lệ thối hỏng của quả: Tỷ lệ thối hỏng của quả được xác định bằng cách sau mỗi đợt thí nghiệm, lấy ra những quả bị mốc, thối hỏng, cân khối lượng. Tỷ lệ thối hỏng của quả sẽđược tính theo công thức:

Trong đó, X là tỷ lệ thối hỏng của quả ở mỗi lần theo dõi (%); a là khối lượng quả trước bảo quản (gam); ai là khối lượng hao hụt tự nhiên ở lần theo dõi thứ i (gam); bi là khối lượng mẫu còn lại sau khi loại quả thối hỏng ở lần theo dõi i (gam). e) Biến đổi màu sắc xác định bằng máy đo màu Color Meter của hãng Color Tec PCM/PSM, Mỹ. Kết quả hiện ra trên máy là các chỉ số màu L, a, b và được đối chiếu với biểu đồ màu. Trong đó: L là chỉ số thể hiện độ sáng của vỏ quả có giá trị từ 0-100; a là chỉ số thể hiện dải màu từ xanh lá cây đến đỏ, có giá trị từ -60 đến +60; b là chỉ số thể hiện dải màu từ xanh da trời đến vàng, có giá trị từ -60 đến +60. Độ biến đổi màu sắc của quảđược xác định bằng công thức:

∆E = [(Li - Lo)2 + (ai - ao)2 + (bi - bo) 2]1/2

Trong đó: Li , ai, bi là kết quảđo màu ở lần phân tích thứ i; Lo , ao, bo là kết quảđo màu của nguyên liệu đầu vào.

g) Độ chắc (độ cứng) của quả được xác định bằng máy đo độ cứng cầm tay Fruit Pressure Tester của hãng Bertuzzi, Italia. Dựa trên nguyên lý đo độ lún (chiều sâu của đầu kim vào thịt quả) dưới một lực tác dụng bằng nhau (quả cân 200g), trong cùng một đơn vị thời gian. Độ cứng được tính theo công thức:

S F

X = Trong đó: X : là độ cứng của quả cam (kg/cm2); F : Số chỉ của máy đo; S : Diện tích của mũi kim (cm2).

h) Hàm lượng chất khô hòa tan tổng số được xác định bằng máy đo chiết quang kế cầm tay có thể sử dụng để xác định % TSS (chất rắn hòa tan tương đương với độ Brix cho dung dịch đường) trong một mẫu nhỏ dịch quả. Nhiệt độ sẽảnh hưởng đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

kết quảđo (tăng khoảng 0,5% TSS khi tăng 5oC) nên cần điều chỉnh phép đo ở nhiệt độ thường. Để có kết quả chính xác hơn cần làm sạch và chuẩn hóa máy đo giữa mỗi lần đọc kết quả bằng nước cất (ở 200C).

i) Hàm lượng axit hữu cơ tổng số được xác định theo TCVN 3948-84 với các bước tiến hành và tính toán chủ yếu như sau: Từ 3 mẫu quả phân tích ở mỗi công thức ép lấy dịch củ (quả) và lọc trong. Dùng pipet hút 10ml dịch quả cho vào bình tam giác, thêm 20ml nước cất và 3 giọt phenolftalein 1%. Tiến hành chuẩn dộ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến khi xuất hiện màu phớt hồng. Hàm lượng axit được tính theo công thức [3]. 1000 . 100 . . . 1 2 V N V M

X = Trong đó: X: Hàm lượng axit (%); k: hệ số chuyển đổi acid = 64; N: Nồng độ dung dịch NaOH; V1: Thể tích dịch quả lấy ra chuẩn độ tính bằng ml; V2: Số ml dung dịch NaOH 0,1N đã dùng để chuẩn độ.

k) Hàm lượng vitamin C được xác định theo TCVN 6427-2 : 1998; Nguyên tắc: Vitamin C có trong nhiều loại quả. Trong phân tử axit ascorbic chứa nhóm dienol (- HOC = COH-) có tính khử mạnh, có thể khử dung dịch iot. Dựa và iot bị khử bởi vitamin C có trong mẫu suy ra hàm lượng vitamin C.

Tiến hành: Cân 2-5g nguyên liệu và một ít HCl 2% cho vào cối sứ nghiền. Sau đó chắt nước chiết, lặp lại tương tụ 3-4 lần và kết thúc quá trình chiết rút, thời gian nghiền không quá 10 phút. Dùng 10ml HCl 2% tráng cối chày sứ có cả bã sang bình định mức (V= 50 ml), tráng cối chày sứ 2-3 lần, sau đó lên định mức bằng nước cất rồi để trong tối 10 phút đem ra lọc, lấy 10 ml dịch lọc và 10 giọt tinh bột 0,5% và chuẩn độ bằng dung dịch I2 0,01N đến khi xuất hiện màu xanh lam nhạt là được. Hàm lượng vitamin C (mg%) được xác định bằng công thức [4].

100. . . 1000 . 00088 . 0 . . C v A V

X = (mg%) Trong đó: X: Hàm lượng vitamin C có

trong nguyên liêụ (mg%); A: Số ml I2 0.01N dung để chuẩn độ; v: Số ml dung dịch mẫu đi phân tích; V: Thể tích toàn bộ dịch chiết; C: Khối lượng nguyên liệu đem phân tích; 0.00088: Số gam vitamin C tương ứng với 1ml I2 0.01N

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)