Phương pháp xây dựng mô hình bảo quản cam Vinh tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 42)

- Thiết bị phủ chế phẩm dạng máng lăn: Thiết bị phủ màng dạng máng lăn được thiết kế làm bằng vật liệu nhựa PVC, khung đỡ máng lăn bằng vật liệ u Ino

3.5. Phương pháp xây dựng mô hình bảo quản cam Vinh tại Nghệ An

Quả cam Vinh là đối tượng bảo quản của luận văn, để làm tăng hiệu quả bảo quản chúng tôi tiến hành bảo quản quả cam Vinh bằng chế phẩm CP-01 mới ở qui mô lớn. Việc xây dựng mô hình bảo quản có ý nghĩa quan trọng vì cần phải chứng minh hiệu quả bảo quản của chế phẩm CP-01 mới trong điều kiện sản xuất thực tế. Để xây dựng được mô hình bảo quản cam Vinh lớn chúng tôi tiến hành:

- Khảo sát địa điểm và xác định vị trí; Xác định địa điểm thực hiện mô hình. Khảo sát các điều kiện cơ sở hạ tầng của địa điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

- Khảo sát tình hình và điều kiện của địa phương về sản xuất, nhu cầu bảo quản và tiêu thụ cam

- Khảo sát khả năng cung cấp quả, dự kiến thời điểm tiến hành mô hình - Tiến hành thực nghiệm bảo quản qui mô nhỏ tại chỗ và đánh giá sơ bộ - Lập kế hoạch triển khai chi tiết

Cụ thể như sau :

a) Công tác chuẩn bị

+ Qui mô áp dụng: Bảo quản 100 tấn cam Vinh (giống cam Vân Du)

+ Thời gian và địa điểm: Mô hình được triển khai tại hai địa điểm thuộc xã Nghĩa Hiếu - huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An với diện tích là 400m2.

+ Thông tin vềđịa điểm triển khai xây dựng mô hình: Thông tin vềđịa điểm triển khaiđược thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với địa điểm triển khai mô hình tại xã Nghĩa Hiếu

Huyện Nghĩa Đàn thuộc vùng trung du miền núi ở về phía Bắc - Tây Bắc tỉnh Nghệ An, với diện tích tự nhiên 61.754 ha, trong đó một diện tích lớn là đất đỏ ba gian và đất lâm nghiệp phù hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và phát triển kinh tế. Có đường quốc lộ 48, quốc lộ 15A và đường Hồ Chí Minh đi qua nên thuận lợi cho việc phát triển, giao thương và hội nhập kinh tế. Nằm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

trong vùng kinh tế Phủ Quỳ - một trong ba cực tăng trưởng chính của tỉnh được xác định từ nay đến năm 2020, Nghĩa Đàn đã được xem là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh, nhất là về tiềm năng phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, Nghĩa Đàn là một trong những huyện có diện tích và sản lượng cam vào loại cao nhất trong tỉnh (sản lượng hàng năm khoảng 5-6.000 tấn), trong đó chủ yếu là trồng cam Vân Du, một loại giống đặc sản của tỉnh Nghệ An. Vị trí của mô hình thuận lợi về giao thông vì nằm cạnh đường Quốc lộ nên tiện cho việc lưu thông, vận chuyển tiêu thụ cam. Tại hai địa điểm này đều sử dụng nước giếng khoan, điện cao thế 1 pha và 3 pha.

Thời gian bảo quản: Từ ngày 12/11/2012 đến ngày 12/1/2013 (100 tấn)

Đơn vị thực hiện mô hình: Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm tra chất lượng NSTP, kết hợp cùng Công ty TNHH Thương mại Mạnh Hùng; Trung tâm Khuyến nông huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)