Giới thiệu về sáp ong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 30)

Sáp ong có công thức hóa học: C15H31CO2C30H61. Thành phần chủ yếu là axit palmitomilixilic, ngoài ra còn có este của acid béo không no hypogeic với rượu mirixilic. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã xác định được các đặc tính có lợi của sáp ong. Sáp ong có chứa các chất cafeic acid phenethyl este (CAP) và biolavonoids. Flavonoids có đến 2-3 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Khả năng ngăn cản hình thành các gốc hóa học tự do của chất lavonoids có thể giải thích một số đặc tính có lợi được tìm thấy trong sáp ong. Sáp ong còn chứa các chất monosaccharides, cellulose, các acid amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

D, acid nicotinic, acid olic, các chất khoáng như Ca, Mg, Cu, Fe, Mn… Các chất đó được xác định trong sáp ong hoàn toàn giống với các thành phần có trong thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm và được công nhận là các chất dinh dưỡng an toàn.

Sáp ong là một chất rắn vô định hình, thường có màu vàng cho đến màu hổ phách tùy thuộc vào nguồn gốc và khâu chế tạo. Ở nhiệt đọ 150C, sáp ong có khối lượng riêng là 0.87 - 0.95g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là 62 - 650C. Sáp ong có độ hòa tan cao trong benzene, toluene, chloroform và những dung môi hữu cơ phân cực khác.

Sáp ong dễ dàng bị xà phòng hóa và nhũ hóa do trong thành phần của nó có các acid tự do, hydroxy axit… Khi tiến hành xà phòng hóa 1 gam sáp ong có 0,346 gam lipid có tính axit và 0,567 gam là axit cerotic, axit mellissic và rượu melissic.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 30)