Các nghiên cứu bảo quản cam bằng chế phẩm tạo màng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 27)

Chế phẩm tạo màng ở Việt Nam hiện vẫn đang là lĩnh vực mới, thường các chế phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài nhất là của Mỹ. Thành phần và tỷ lệ các chất có trong chế phẩm thì không biết rõ, chỉ biết trong chế phẩm có một số chất chính như sáp carnauba, sáp candelilla, nhựa polyethylene, sáp ong,... Mỗi một loại nông sản khác nhau thì thích hợp với các chất và tỷ lệ các chất là khác nhau, do đó mà không biết liệu các chế phẩm đó có thích hợp với loại nông sản ở Việt Nam hay không.

Ở nước ta thời gian gần đây đã thử nghiệm một số chế phẩm của Mỹđể bảo quản cam như chế phẩm BQE-15 để bảo quản cam Hà Giang, BQE-625 để bảo quản cà chua,...và đã đạt được hiệu quả bảo quản đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Hiện nay dựa trên cơ chế tạo màng, cách pha chế và chế tạo thì Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu thử nghịêm và chế tạo thành công một số chế phẩm tạo màng như màng chitosan, màng HPMC, màng polyethylene-candelilla. Bước đầu đã đưa vào thử nghiệm đểđánh giá hiệu quả của chế phẩm tạo màng.

Màng chitosan là sản phẩm do các cán bộ khoa học của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (Trường Đại học Cần Thơ) nghiên cứu thành công trong việc bảo quản các loại quả tươi sau thu hoạch. Đối với cam quýt, đặc biệt là trái quýt đường Lai Vung (Đồng Tháp) bảo quản bằng cách bao màng chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao túi polyethylene có đục lỗ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)