Các ứng dụng của sáp ong trong tổng hợp chế phẩm tạo màng bảo quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 32)

Hiện nay, có sự đổi mới liên tục trong lĩnh vực bao bì thực phẩm, luôn luôn hướng tới việc tạo ra một hệ thống bảo quản chất lượng hiệu quả hơn đồng thời nâng cao sức hấp dẫn và khả năng tiếp thị thực phẩm. Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho vật liệu đóng gói, như keo từ nguồn gốc sinh học, là một trong những xu hướng chính của ngành công nghiệp. Màng film ăn được đã được coi là một trong những công nghệ tiềm năng có thể được sử dụng để tăng khả năng bảo quản các loại thực phẩm và cải tiến kỹ thuật đóng gói tồn tại, góp phần bảo đảm an toàn vi sinh vật và bảo tồn thực phẩm khỏi ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài.

Theo đó, nhũ tương sáp ong kỵ nước đã được đưa vào màng film tinh bột để thay đổi tính chất vật lý, cơ học, và nhiệt của màng. Sáp ong đã được thêm vào trong dung dịch tạo màng chất lượng cao, hàm lượng amylose tinh bột đậu (35% đến 40% lượng amylose) ở mức khác nhau tới 40% tinh bột với glycerol như một chất làm dẻo (40/60 glycerol / tinh bột). Ngoài ra sáp ong bịảnh hưởng tính chất cơ học, giảm đáng kểđộ bền kéo, độ giãn dài và tăng mô đun đàn hồi. Sáp ong, ngoài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

tác dụng làm giảm tính thấm hơi nước và tăng tính thấm oxy thì việc bổ sung các hạt sáp kỵ nước trong các màng film tinh bột có ảnh hưởng đến các tính chất vật lý của màng. Ngoài ra sáp ong ở 40% tập trung hình thành amylose-lipid phức tạp, gây ra những thay đổi đáng kể tính chất vật lý và nhiệt của màng film [32].

Như vậy, cũng như sáp carnauba, sáp ong (E901) cũng được dùng trong thành phần của các loại chế phẩm tạo màng dùng cho bảo quản rau quả. Với tính chất là một lipid, khi tham gia trong thành phần chế phẩm tạo màng, sáp ong sẽ có tác dụng làm giảm sự trao đổi hơi nước của quả tươi [11]. Hiện đã có một số kết quả nghiên cứu sử dụng sáp ong phối chế với các thành phần khác như protein, polysaccharide cho hiệu quả kéo dài thời gian bảo quản quả có múi tốt hơn. [6, 12]

Ở Việt nam, sáp ong là nguyên liệu sẵn có với sản lượng hàng năm lên tới hàng trăm tấn, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước), Nam Bộ (Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…) và ở một số tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hưng Yên, Bắc Giang, Hoà Bình. Do đó nếu có thể sử dụng sáp ong thay thế cho các loại sáp khẩu thì việc sản xuất chế phẩm tạo màng bảo quản sẽđược chủđộng hơn và giá thành sản xuất sẽ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng chế phẩm tạo màng cp01 trong bảo quản quả cam vinh (Trang 32)