2.3.1.1. Nguyên tắc
Khác với kỹ thuật dùng túi film chất dẻo, kỹ thuật bảo quản cam bằng màng phủ là phương pháp tạo ra một dịch lỏng dạng composit, colloid hay nhũ tương rồi phủ lên bề mặt quả từng quả riêng rẽ bằng cách phun, nhúng hoặc xoa. Khi dịch lỏng khô sẽ tạo ra một lớp màng mỏng trong suốt trên quả mà mắt thường khó thể thấy được. Nhờ tính bán thấm điều chỉnh sự trao đổi khí và hơi nước của màng mà quảđược giữ tươi lâu hơn. Màng phủ làm giảm tổn thất khối lượng và làm chậm sự nhăn nheo của quả do hạn chế quá trình mất nước. Màng phủ có thể tạo ra vùng vi khí quyển điều chỉnh xung quanh quả do đó làm thay đổi sự trao đổi khí với môi trường xung quanh [19]. Như vậy, về bản chất kỹ thuật màng bán thấm cũng là một dạng cải tiến của phương pháp MAP.
Sử dụng màng phủ trên cam nhằm mục đích làm giảm tồn thất khối lượng và biến đổi hình thái do sự mất nước; làm giảm sự trao đổi khí (giảm O2, tăng CO2), thay thế lớp sáp tự nhiên trên vỏ quả; che kín vết thương; ngăn cản sự xâm nhập và lan truyền của dịch hại; hạn chế tổn thương cơ giới; cải thiện hình thức nhờ lớp màng bóng láng; làm tăng độ tươi của quả, do đó chất lượng của quả được duy trì sau thu hoạch [19].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
2.3.1.2. Ưu điểm của phương pháp
Về bản chất, phương pháp tạo màng giống phương pháp bao gói khí quyển điều chỉnh (MA), tức là có thể đạt được hiệu quả bảo quản của phương pháp đó. Ngoài ra còn có các ưu điểm nổi bật sau đây [19]:
- Dễ sử dụng do kỹ thuật đơn giản, không yêu cầu nhân lực trình độ cao; - Quy mô áp dụng rộng vì có thể phù hợp cho sản xuất tập trung và quy mô hộ/liên hộ; - Thân thiện môi trường vì không tạo ra chất thải trong khâu sử dụng;
- Là công nghệ không đắt tiền;
- Dễ dàng kết hợp với các phương pháp bảo quản khác, có thể phối chế vào màng các hoạt chất theo ý muốn;
- Dễ dàng cơ giới hóa khâu sử dụng như trong hệ thống nhà sơ chế bảo quản. - Chế phẩm phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp.
2.3.1.3. Nhược điểm của phương pháp
Phương pháp tạo màng vẫn mắc phải những nhược điểm đặc trưng như khi sử dụng phương pháp MA (bảo quản trong khí quyển cải biến) và CA (bảo quản trong khí quyển kiểm soát) đó là sự hình thành điều kiện yếm khí, nhất là khi bảo quản ở nhiệt độ thường, dẫn tới sự thay đổi mùi vị, màu sắc, sự khác lạ trên bề mặt (hiện tượng dính, trơn) [19]. Tuy nhiên mặt ưu điểm của phương pháp vẫn vượt trội hơn so với các phương pháp khác.