Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ giám

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 57)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục của luận văn

3.3 Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ giám

hàng hóa xuất nhập khẩu

Trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện. Những quy định về mặt pháp lí

của kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu đã giúp cho lĩnh vực này xâm nhập vào nền kinh tế thị trường, đáp ứng kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong

quá trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, cách hiểu và vận dụng pháp luật của các chủ

thể không giống nhau dẫn đến nhiều mâu thuẫn, tranh chấp mà pháp luật chưa điều

chỉnh. Xét về khía cạnh kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, việc quy định những điều khoản trong Nghị định số 20/1999/NĐ-CP và trong quyết định

1343 Bộ thương mại là chưa rỏ ràng.

Thứ nhất, về đối tượng và điều kiện kinh doanh. Điều 2 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa “ phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”. Như vậy doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật là doanh nghiệp như thế nào? Trong các

thông tư hướng dẫn không giải thích về quy định này. Luật doanh nghiệp 2005 xác định 5 loại hình doanh nghiệp đã được nhắc đến ở chương 1 và chương 2. Việc quy định của Nghị định số 20/1999/NĐ-CP là khá chung chung gây khó khăn cho việc

hiểu và áp dụng pháp luật. Khi muốn tìm hiểu những quy định về giám định hàng hóa thì Luật và nghị định chuyên ngành nói không rỏ ràng, buộc người ta phải tìm đến

những văn bản khác. Như vậy việc ban hành ra các quy định như vậy thực tế không

giúp ít gì, ngược lại còn làm cho vấn đề phức tạp thêm. Đó là một điểm hạn chế mà

nhà nước, những người làm luật cần chú ý.

Về điều kiện kinh doanh, Thông tư 1343-TM/PC quy định “ Phải có đội ngũ cán

bộ đủ năng lực làm công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (doanh nghiệp phải

xuất trình các bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ”. Việc quy định này cũng chưa xác định được thế nào là đội ngũ cán bộ đủ năng lực trong khi đó các văn

bản khác cũng không đề cập đế, doanh nghiệp phải xuất trình các văn bằng, chứng chỉ

chuyên môn hợp lệ lúc xin kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vậy

khi tham gia trực tiếp vào quá trình giám định có cần xuất trình cho khách hàng xem hay không khi mà có rất nhiều công ty giám định ra đời mà không có năng lực hay

không có sự hiểu biết về giám định. Điều đó sẽ gây bất lợi cho khách hàng, họ có thể

bị lừa dối hay đưa đến một giám định không chính xác. Đây cũng là một thiết sót trong

việc quy định về điều kiện giám định, ít ra Nhà làm luật phải ban hành thông tư hướng

dẫn về nhưng quy định chung chung.

Thứ hai, trách nhiệm của tổ chức giám định hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều 9 chương 3 Thông tư 1343-TM/PC quy định “ Hoạt động giám định phải tuân thủ

nguyên tắc độc lập, trung lập, kịp thời và chính xác trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiệp vụ và kỹ thuật để giám định và phải phản ánh trung thực kết quả giám định”. Việc hoạt động giám định phải tuân thủ nguyên tắc độc lập, trung lập, kịp

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

thời. Vậy nguyên tắc này nằm ở đâu? Điều này không có quy định. Khi giải quyết vấn đề về tố tụng dân sự Thẩm phán căn cứ vào nguyên tắc được quy định trong bộ luật tố

tụng dân sự, khi giải quyết vấn đề về thương mại, Trọng tài căn cứ vào những nguyên tắc xét xử được quy định trong Luật Trọng tài Thương mại. Khi giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)