0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giámđịnh hàng hóa xuất nhập

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 32 -32 )

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục của luận văn

2.1.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ giámđịnh hàng hóa xuất nhập

Để kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu các chủ thể phải thỏa

mãn các điều kiện sau:

Một là, Tổ chức kinh doanh được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân

thủ các quy định của luật pháp hiện hành. Theo quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 20/1999/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa phải là “ doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”.

Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp là tổ

chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh

doanh. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 không phân biệt thành phần

kinh tế, không phụ thuộc vào tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh

nghiệp bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (Điều 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa là hoạt động đòi hỏi sự đầu tư lớn về

chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất. Quy trình tác nghiệp trong công tác giám định

phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề của giám định viên và có cơ sở trang thiết bị phù hợp. Với tính chất nêu trên, quy định tại

khoản 1 Nghị định 20/1999/NĐ-CP là cơ sở để hoạt động giám định thương hàng hóa

được tiến hành một cách chuyên nghiệp, chính xác hơn. Qua đó phát huy vai trò của

hoạt động giám định thương hàng hóa đối với các chủ thể liên quan.

Hai là, Phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (doanh nghiệp phải xuất trình các bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ). Khoản 2 Điều 257 và Điều 259 Luật Thương mại năm 2005 quy định

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đội ngũ giám định viên đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, cấp bậc và điều kiện về thâm niên công tác. Căn cứ trên cơ sở đáp ứng các điều kiện này, giám đốc doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Điều kiện về mặt trình độ

chuyên môn, cấp bậc và thâm niên công tác của giám định viên được quy định cụ thể như sau:

Trình độ chuyên môn: Giám định viên phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học phù hợp với lĩnh vực giám định. Chẳng hạn trên thực tế, giám định viên trong lĩnh vực

xăng dầu thường tốt nghiệp chuyên ngành an toàn hàng hải, điều khiển tàu biển, khai

thác máy tàu biển hoặc công nghệ lọc hóa dầu, công nghệ hóa học,…. Đối với lĩnh vực

pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn, giám định viên cần đáp ứng điều

kiện này để được công nhận và tiến hành giám định.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể “thế nào là phù hợp với

yêu cầu giám định” hay danh mục liệt kê các ngành nghề phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định. Như vậy, “trình độ cao đẳng hoặc đại học phù hợp với lĩnh vực giám định”

là một tiêu chí chung chung, chưa rõ ràng.

Với tính chất là hoạt động mang tính kỹ thuật cao, hoạt động xác định sự phù hợp để đưa ra chứng nhận, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của giám định viên như quy định tại Điều 7 Nghị định 20/1999/NĐ-CP còn khá thấp. Bên cạnh đó, tiêu chí này

chưa được cụ thể hóa và có cơ chế kiểm tra, đánh giá do đó sẽ không đem lại hiệu quả

cao trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ giám định viên. Trên thực tế, các cá nhân

tốt nghiệp từ bất cứ chuyên ngành nào cũng có thể tham gia công tác giám định. Năng

lực của giám định viên phụ thuộc vào kết quả của quá trình “học nghề” từ những cá

nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định, phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và xử

lý tình huống, số liệu của mỗi cá nhân. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định về điều kiện trình độ chuyên môn của giám định viên không đảm bảo được tính

thực thi. Xét về mặt thực tiễn, trình độ chuyên môn của giám định viên với tiêu chuẩn quy định như trên không đủ đảm bảo chất lượng của công tác giám định.

Mặc dù tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của Nghị Định 20/1999/NĐ-CP không cao, trên thực tế tiêu chuẩn này vẫn không được đảm bảo. Khảo sát tại một số

công ty thì giám định viên được phân hạng gồm: Giám định viên tập sự, giám định viên, giám định viên chính, nhóm trưởng (thường gọi là Team Leader), giám định viên cao cấp (chuyên gia).

Kinh nghiệm công việc: Giám định viên phải có tối thiểu ba năm công tác trong

lĩnh vực giám định. Như vậy, sau ba năm tập sự, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ giám định đánh giá năng lực và quyết định công nhận hay không công nhận giám định viên đối với các giám định viên tập sự.

Với khoảng thời gian ba năm, mỗi giám định viên sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng giám định ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và tần suất công việc mà giám định viên đó tham gia thực hiện. Tuy vậy, quy định về khoảng thời gian 03 (ba) năm có thể coi là đủ đáp ứng yêu cầu. Bởi lẽ, ngoài định lượng tối thiểu về mặt

thời gian công tác của giám định viên theo quy định, Giám đốc doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ giám định tùy trường hợp có thể công nhận hoặc không công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình (Điều 7 Nghị định 20/1999/NĐ- CP).

Tương tự điều kiện về chuyên môn, điều kiện về số năm kinh nghiệm làm căn cứ để công nhận giám định viên chưa được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

bản khai về quá trình công tác của mỗi giám định viên (thường gọi là chuyên viên).

Thông thường, số năm kinh nghiệm được kê khai cao hơn thực tế trong trường hợp giám đốc xét thấy có thể công nhận một đối tượng nào đó là giám định viên. Mặc dù vậy, những vi phạm về thâm niên công tác rất ít khi bị phát hiện và truy cứu. Ngoại trừ trường hợp tranh chấp được đưa ra trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sự

vi phạm chỉ có thể bị phát hiện bởi những đoàn kiểm tra, đánh giá của khách hàng. Ba là, Phải có cơ sở vật chất phù hợp cho hoạt động giám định (trang thiết bị,

phòng thí nghiệm. Trong hoạt động giám định mặc dù nhân tố con người là quan trọng

nhất nhưng trang thiết bị cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khi các phương tiện giám định như phòng thí nghiệm, máy móc, thiết bị càng đầy đủ, càng hiện đại thì việc giám định càng tiến hàng nhanh hơn. Tùy thuộc vào nội dung và phương pháp giám định mà

sử dụng loại phương tiện khác nhau. Kết quả giám định có chính xác hay không cũng

tùy vào phương tiện giám định. Người giám định giỏi kiến thức chuyên môn chưa hẳn đã giám định giỏi, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu không phải là công việc dể

dàng vì vậy phương tiện giám định cần phải được bảo quản kĩ lưỡng, thường xuyên

lao chùi để phục vụ cho việc giám định được tốt nhất.

Kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa

khách hàng và tổ chức kinh doanh trong hợp đồng, theo đó các bên tham gia phải chịu

những ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định

hàng hóa

Bất cứ một hợp đồng hay một giao dịch pháo lí nào thậm chí là những giao

dịch bằng ngôn ngữ thông thường cũng hàm chứa trong đó quyền và nghĩa vụ của các

bên. Quyền và nghĩa vụ là căn cứ xác định giá trị của hợp đồng khi phát sinh tranh

chấp. Tùy thuộc vào nội dung của hợp đồng, có thể quyền hay nghĩa vụ của bên này ít

hơn bên kia và thậm chí một bên có thể ít hơn cả quyền và nghĩa vụ nhưng nó luôn

đảm bảo tính công bằng theo nguyên tắc của hợp đồng. Để đảm bảo hợp đồng được

thưc hiện thuận lợi, nhanh chóng và chính xác nhà nước đã đưa ra những quy định về

quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Theo đó doanh nghiệp làm phải tốt vai trò của

mình.

2.2.1.1 Quyền của doanh nghiệp

Thứ nhất, cử giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Nghị định 20/1999 để thực hiện việc giám định. Việc giám định đúng chất lượng hàng hóa là việc

quan trọng, vì vậy không phải giám định viên nào cũng được quyền lựa chọn giám định viên phù hợp với năng lực giám định của mình.

Thứ hai, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác ,kịp thời các tài liệu

các tài liệu cần thiết để tiến hành việc giám định theo nội dụng đả thỏa thuận. Để cho

việc giám đinh được thuận lợi thì khách hàng phải cung cấp những thông tin liên quan

đến hàng hóa. Việc cung cấp chi tiết liên quan đến hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng hình thức, nội dung giám định.

Thứ ba, nhận phí giám định theo thỏa thuận và các chi phí hợp lí khác. Trong

quá trình giám định và cũng như đã thỏa thuận trong hợp đồng giám định từ trước, khi bên giám định thực hiện xong việc giám định thì bên yêu cầu giám định sẽ trả thù lao

cho bên giám định và bên giám định nhận phí giám định và những chi phí phát sinh như 2 bên đã thỏa thuận. Trong quá trình giám định có thể phát sinh những yêu cầu

hay những điều kiện mới bởi vì thỏa thuận ban đầu không bao giờ là tuyệt đối.

Thứ tư, được ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định

khác thực hiện việc giám định của mình. Doanh nghiệp kí kết hợp đồng giám định với bên giám định có quyền ủy quyền giám định lại cho doanh nghiệp khác nếu vẫn đảm

bảo được những thỏa thuận trong hợp đồng và có sự đồng ý của bên yêu cầu giám định. Việc ủy quyền giám định không ảnh hưởng đến kết quả giám định, nó chỉ thay đổi về mặt pháp lí chứ không thay đổi nôi dung của thỏa thuận.

2.2.1.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 6 ngị định số 20/1999/NĐ-CP daonh nghiệp kinh daong dịch

vụ giám định hàng hóa có những nghĩa vụ sau: Thứ nhất, chấp hành các tiêu chuẩn khác và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định. Doanh

nghiệp giám định phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Việc thành lập

hàng loạt các công ty giám định ở Viêt Nam đã gây nhốn nháo đến thị trường giám định và xâm phạm đến những nguyên tắc giám định mà pháp luật đã đề ra, trách nhiệm

của doanh nghiệp là thực hiện và duy trì những quy định ấy.

Thứ hai, bảo đảm việc giám định hành hóa trung thực, độc lập, khách quan,

kịp thời đúng quy trình, Phương pháp giám định. Doanh nghiệp giám định phải cam

kết thực hiện trung thực việc giám định. Kết quả giám định phải căn cứ vào nững gì thu nhặt được việc giám định, nghiêm cấm các hành vi gian lận, lừa đảo trong việc giám định để trục lợi riêng. Doanh nghiệp giám định phải làm việc khách quan, tôn

trọng việc giám định, phải đưa ra kết quả giám định đúng như thỏa thuận, pháp giám định phù hợp với yêu cầu giám định. Tránh sai sót nhầm lẫn.

Thứ ba, trong trường hợp giám định sai thì phải trả tiền phạt theo mức doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định và bên yêu cầu giám định đã thỏa thuận nhưng

không quá 10 lần phí giám định. Doanh nghiệp giám định sai phải đóng phạt theo quy định của pháp luật, đồng thịu ời chịu kĩ luật về hành vi của mình.

Thứ tư, cấp Chứng thư giám định phù hợp với yêu cầu giám định và phải chịu

trách nhiệm trước bên yêu cầu giám định và trước pháp luật về kết quả giám định.

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

hàng hóa và nó bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Chứng thư giám định

không chỉ ảnh hưởng đến hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến con người. Vì vậy việc thực

hiện giám định và đưa ra kết quả rất quan trọng, một khi đưa ra kết quả thì giám định

viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà trứơc tiên là doanh nghiệp giám định.

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

2.2.2.1 Quyền của khách hàng

Trừ trường hộ có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền sau:

Thứ nhất, được lựa chọn tổ chức giám định phù hợp. Khi xảy ra tranh chấp các

khách hàng có quyền tự yêu cầu thuê tổ chức giám định, tổ chức giám định phải được

cả 3 hay nhiều bên đồng ý cho giám định. Lựa chọn tổ chức phù hợp với việc giám định sẽ góp phần thưc hiện việc giám định nhanh hơn đồng thời đề cao ý chí cũng như

nguyên tắc tư do của khách hàng.

Thứ hai, yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ thực hiện việc giám định theo

nội dung đã thỏa thuận. Khách hàng có quyền yêu cầu tổ chức giám định thực hiện

việc giám định khi thấy tổ chức giám định làm trể nảy việc giám định hay có ý làm mất thời gian, vi phạm các điều khoản của hợp đồng. Thương nhân phải thực hiện trước yêu cầu của khách hàng nếu yêu cầu đó là hợp lí, việc yêu đó không ảnh hưởng đến việc giám định của giám định viên.

Thứ ba, yêu cầu giám định lại nếu có lí do chính đáng để cho rằng thươg nhân

kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực

hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định.

Khách hàng có quyền yêu cầu thương nhân giám định lại, việc giám định lại khách

hàng không có nghĩa vụ trả phí giám định vì bên vi phạm là bên giám định.

Thứ tư, yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại nếu thương nhân

kinh doanh dịch vụ giám định giám định sai. Thuê thương nhân giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là nhằm mục đích giám thực trạng của hàng hóa. Tuy nhiên việc giám định không đúng với thực tế thì sẽ gây thiệt hại cho các bên giám định và trong trường

hợp này bên giám định sẽ phải chụi trách nhiệm trước việc làm của mình là bồi thường

thiệt hại, trả tiền phạt cho bên thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2 Nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, cung cấp đầy đủ,chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho thương

nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu cầu. Trước khi thực hiện việc giám định, khách hàng phải cung cấp đủ thông tin về đối thượng giám định, việc cung cấp

thông tin ấy sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định xác định được trình tự hay phương pháp giám định.

Thứ hai, trả thù lao giám định và các chi phí khác. Căn cứ theo thỏa thuận của

trình giám định có thể phát sinh những yêu cầu khác và khách hàng phải trả phí nếu phát sinh đó là hợp lệ.

2.3. Trách nhiệm của các bên trong kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu

2.3.1. Trách nhiệm của bên yêu cầu giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Căn cứ theo điều 7 Quyết định số 1343-TM-PC thì Bên mua hoặc bên bán hàng hóa xuất nhập khẩu dưới đây gọi tắt là tổ chức yêu cầu giám định có trách nhiệm sau: Đối với hàng hoá nêu trong danh mục xuất nhập khẩu và hàng hoá các bên yêu cầu giám định, các bên phải quy định điều khoảngiám định trong hợp đồng ngoại thương. Yêu cầu tổ chức giám định tiến hành giám định kịp thờitheo quy định của hợp đồng ngoại thương. Xuất trình giấy chứng nhận giám định lô hàng đối với hàng xuất

khẩu và giấy chứng nhận hoặc giấy đăng ký xin giám định đối với hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan tại cửa khấu để làm thủ tục thông quan. Xuất trình giấy chứng nhận

thẩm định trị giá cho các Phòng Giấy phép để xin giấy phép nhập khẩu máy móc, thiết

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 32 -32 )

×